MỚI NHẤT :
  • Bị VAR phản bội, Qatar sụp đổ ở hiệp phụ, Nhật Bản vào bán kết U23 châu Á
  • Choáng với Tom Cleverley
  • Người phụ nữ “bí ẩn” dạo bước cùng Mount là ai?
  • Những gã đàn ông đích thực cứu chiếc ghế Ten Hag tại Man United
  • 4 điểm sáng trong chiến thắng của M.U: Cú "lật kèo" ngoạn mục
  • Đổi bến đỗ, "báu vật nước Bỉ" gây sốt tại Serie A
  • Thể Công Viettel chiêu mộ HLV Brazil, ĐT futsal Việt Nam đã sẵn sàng cho trận play-off
  • Real đón cú hích lớn từ bệnh binh
  • Andre Onana chưa thể sánh với De Gea
  • Thảm hại quá, Darwin Nunez!
  • Arsenal tham vọng hướng đến 3 chữ ký cùng lúc
  • "Ông ta có cơ hội lớn dẫn dắt Man United”
  • Mở rộng danh sách cầu thủ EURO 2024: Lợi hay hại?
  • 109 đường chuyền, thắng 8 pha tay đôi: Cầu thủ vừa cứu rỗi sự nghiệp ở M.U
  • Man Utd tự tin ký với trung vệ thép trước ngày 30/6
  • 4 điểm đen trong chiến thắng của M.U: Cẩn thận với Mainoo
  • Chelsea nhắm sát thủ West Ham
  • Man Utd tính thay Onana bằng người hùng của Real Madrid
  • Ẩu đả trên sân tập, 2 cầu thủ Girona nhập viện
  • Hụt Osimhen, Chelsea chuyển hướng sang mục tiêu Man United
  • Arne Slot phá vỡ im lặng về tin đồn thay Jurgen Klopp
  • Simon Jordan: Đã đến lúc Liverpool bán Salah
  • "Mọi thứ cậu ấy làm cho M.U gần đây đều rất tuyệt vời"
  • Hojlund xứng đáng được hỗ trợ nhiều hơn
  • Các sao mai thúc đẩy Ten Hag tống tiễn cừu đen
  • Thủ quân Arsenal và 7 cầu thủ trẻ Ancelotti cho ra mắt Real
  • Tiểu sử Jude Bellingham (Kỳ cuối): Thần tượng mới tại Real Madrid
  • Những đội nào sẽ xuất hiện ở Champions League mùa tới?
  • Quang Hải khâu váy cho vợ, Văn Khang nói thẳng ưu thế rõ ràng của U23 Iraq
  • Người hâm mộ La Liga nên bớt 'tiêu chuẩn kép'
  • Real nên sử dụng đội hình nào trong chuyến làm khách của Sociedad?
  • Sợ như trận thua Thái Lan, U23 Iraq cẩn trọng trước Việt Nam
  • "Tròn mắt" trước vẻ đẹp của siêu mẫu dẫn Champions League
  • HLV Hoàng Anh Tuấn: 'Hy vọng trận ngày mai, lịch sử sẽ thay đổi'
  • Rangnick có thể trở lại ám ảnh Man Utd ở 2 thương vụ
  • Toni Kroos: "Real đã có thể đánh bại Barca 4-0"
  • 5 cầu thủ Arsenal tiến bộ nhất mùa bóng 2023/24
  • Emery đã tạo nên cuộc cách mạng ở Villa Park
  • Xavi Hernandez: 'Giả mạo, hoàn toàn bịa đặt'
  • Xác nhận! Thua tan tác, BLĐ Chelsea chốt tương lai Pochettino
  • U23 muốn có HCV, cứ "nghỉ chơi" SEA Games

    11:27 Thứ năm 07/09/2017 | 4

    Có nghịch lý hay không khi Thái Lan luôn ôm mộng bơi ra châu lục nhưng chỉ thống trị được SEA Games và AFF Cup, còn Việt Nam đã dự World Cup nhưng cứ mãi trăn trở với HCV SEA Games?

    Không sai khi nói bóng đá Việt Nam cứ gặp người Thái là căng cứng tâm lý. Từ thế hệ vàng Huỳnh Đức, Hồng Sơn, cho đến thế hệ lầm đường lỡ bước Văn Quyến, Quốc Vượng, rồi đến lớp "vàng thật" Công Vinh, Thành Lương và mới nhất là lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, cái bóng người Thái tiếp tục mang đến những nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi họ gặp nhau ở ao làng SEA Games hay AFF Cup.

     - Bóng Đá

     Nỗi buồn của U22 Việt Nam sau thất bại trước Thái Lan. Ảnh: Quang Liêm

    Phải công nhận, căn bệnh sợ bóng đá Thái Lan cũng lây lan nhanh và nguy hiểm như dịch sốt xuất huyết. Mới 3 năm trước, người viết còn nhớ lứa Công Phượng, Xuân Trường chẳng xem mấy người bạn ở Học viện JMG Thái Lan ra gì, cứ đá giao hữu là thắng 7-1, 8-1. Khi gặp nhau ở giải U22 Đông Nam Á tổ chức tại Brunei vào tháng 8 năm 2014, lần đầu tiên chứng kiến một hình ảnh người Thái gồng mình, bặm môi để đá xấu, nhằm ngăn cản cơn lũ tấn công ào ạt như thác của U19 Việt Nam, mà nòng cốt là những cầu thủ HAGL. Năm đó, U19 Việt Nam thắng Thái 1-0 ở bán kết.

    Sau trận đấu đó, bầu Đức tuyên bố lứa Công Phượng "sinh ra để thắng người Thái". Vậy mà 3 năm sau gặp lại, cũng vẫn là những gương mặt quen thuộc đó, Công Phượng cóng chân sút 11 m lên trời, Xuân Trường mất tích trong 90 phút, khiến người bạn Tuấn Anh cũng lạc lõng, thất thần.

     - Bóng Đá

     Cứ chăm chăm vào 2 giải ao làng là SEA Games và AFF Cup, trong khi có cơ hội thể hiện ở đấu trường châu lục, bóng đá Việt Nam đang tự trói chân mình. Ảnh: Quang Liêm.

    Hỏi sao sợ Thái Lan vậy, tất cả chỉ im lặng lắc đầu. Nhưng chẳng khó để lý giải câu hỏi đó vì thầy của họ là Hữu Thắng, thời còn thi đấu thua Thái bao nhiêu lần rồi, muốn truyền bệnh "sợ Thái Lan" cho học trò không hề khó. Nhìn buổi tập trước trận đấu một ngày, mặt Hữu Thắng căng thẳng lắm, chỉ là tập thư giãn ở khách sạn nhưng buổi tập chưa xong, nhà cầm quân xứ Nghệ đã xếp đồ định đi về phòng. 

    Lúc đó, Xuân Trường, có lẽ nhờ kinh nghiệm ăn học ở Hàn Quốc, đã lập tức đứng lên làm quản trò, yêu cầu cả đội chơi bóng rổ để làm giảm bớt sự căng thẳng. Mãi sau Hữu Thắng mới cười nổi nhưng ai cũng biết, sự lo lắng của HLV trưởng đã tác động không nhỏ đến tâm lý học trò.

    Rồi cả những Công Phượng, Văn Toàn, Tiến Dũng thi đấu căng cứng cũng chẳng phải điều khó hiểu. Hai năm trước dưới thời Miura, họ đã thảm bại 1-3 ở SEA Games, thua tiếp ở vòng loại thứ 2 World Cup 2018 khu vực châu Á. Càng đá càng thua, căn bệnh sợ Thái Lan cứ thế lây lan khắp đội tuyển, kèm thêm áp lực dư luận thì tất yếu bệnh tình sẽ trở nặng hơn.

    Sau thất bại, bên cạnh chỉ trích cũng có những giải pháp được đưa ra để làm sao bóng đá Việt Nam giành HCV SEA Games cũng như không còn sợ người Thái nữa. Tìm chuyên gia tâm lý cho đội tuyển chắc chắn phải là ưu tiên hàng đầu trong tương lai. Nhưng còn một giải pháp khác xem ra hiệu nghiệm không kém, đó là "nghỉ chơi" SEA Games, tập trung trọng điểm cho sân chơi châu lục, hướng đến World Cup.

    Nói đâu xa, người Thái dù liên tục thống trị hai đấu trường khu vực là SEA Games và AFF Cup, nhưng họ không còn quan tâm nhiều mà mải mê tìm kiếm con đường bơi ra châu lục và World Cup. Tuy nhiên, có nghịch lý hay không khi Việt Nam, Indonesia hay Myanmar chỉ chăm chăm lo cho "ao làng", nhưng lại từng hãnh diện có đội bóng được dự World Cup U20. Ngược lại, bóng đá Thái Lan vẫn đang phải mỏi mắt nuôi mộng World Cup mà chưa bao giờ với tới được, trừ bóng đá nữ.

     - Bóng Đá

     Dù có thay bao nhiêu đời HLV mà không thay đổi được quan niệm thì bóng đá Việt Nam cũng khó mơ nổi tấm HCV SEA Games. Ảnh: Quang Liêm

    Từ đó có thể thấy, ngay cả Thái Lan cũng có những vấn đề về tâm lý và sức ép, nhưng họ đặt ở một tầm cao hơn. Vì vậy mà các đội tuyển của Thái khi dự AFF Cup hay SEA Games không mang theo quá nhiều áp lực giống như bóng đá Việt Nam. Ngược lại, ở những sân chơi lớn mà người hâm mộ Việt thường chỉ gọi là "xem cho biết, không dám mơ" thì U20 Việt Nam lập kỳ tích giành vé dự World Cup U20 tại Hàn Quốc, futsal Việt Nam giành vé dự World Cup futsal rồi vào đến vòng 2, hay U16 Việt Nam vào đến tứ kết U16 châu Á…

     Tất cả chứng tỏ cứ giải đấu nào không chịu nhiều áp lực, các cầu thủ Việt Nam sẽ thi đấu thăng hoa hơn rất nhiều. 22 năm từ ngày hội nhập bóng đá khu vực, tư tưởng cứ mãi quanh quẩn với cụm từ SEA Games, AFF Cup khiến bóng đá Việt Nam cứ tự kiềm chân trong ao làng. 

    Giờ chỉ có thay đổi suy nghĩ, xem SEA Games hay AFF Cup như một giải đấu trẻ, dồn mục tiêu cho những sân chơi cấp khu vực, tự nhiên danh hiệu sẽ tìm đến với bóng đá nước nhà.

    Anh Dũng | 09:39 07/09/2017
    Chia sẻ

    Loading...