MỚI NHẤT :
  • Quang Hải rạng rỡ đón cô dâu Thanh Huyền về dinh
  • Rodri vs Rice: Cuộc chiến của những ngọn hải đăng
  • Chelsea & Strasbourg cùng câu chuyện tương đồng với Philippe Troussier tại Việt Nam
  • Chuyển nhượng 28/03: M.U chốt 2 mục tiêu; Arsenal lộ kế hoạch mua sắm
  • Rời M.U, có điểm đến cho Martial vực dậy sự nghiệp
  • HLV Alexandre Polking: 'mọi HLV ở Đông Nam Á đều muốn dẫn dắt ĐT Việt Nam'
  • Diễn biến vụ Luis Diaz - PSG
  • 10 sát thủ lọt vào tầm ngắm của Arsenal
  • Gareth Southgate phải tránh vết xe đổ của “thế hệ vàng 2006”
  • M.U đã nghĩ ra cách tống khứ Greenwood
  • Chuyên gia: cầu thủ và HLV Troussier không có niềm tin với nhau
  • Declan Rice khao khát đánh bại Manchester City
  • Gã khổng lồ theo sát Jorginho
  • Huyền thoại Arsenal "mách nước" cho Mikel Arteta cách đánh bại Man City
  • 'Không hiểu tại sao Saliba lại bị bỏ rơi ở tuyển Pháp'
  • Mục tiêu Chelsea có điều khoản giải phóng 60 triệu
  • Chelsea ra giá cho sao trẻ Barcelona
  • Allister tiết lộ lời cảnh báo của Salah
  • Alonso sẽ được nâng tầm tại Real
  • Chia tay Philippe Troussier, VFF bổ nhiệm HLV Hoàng Anh Tuấn làm nhiệm vụ ở giải châu Á
  • Darren Bent hiến kế giúp Chelsea tiết kiệm 90 triệu bảng cho mùa hè 2024
  • Arsenal nhắm 4 sát thủ đình đám, với 2 sao Premier League
  • "Năm đầu tiên ở Manchester United thật tồi tệ với tôi"
  • 7 ngôi sao Leverkusen sẽ được săn đón trong mùa hè 2024
  • Barcelona loại 4 HLV thay thế Xavi; Arteta, De Zerbi hết cơ hội
  • Shaka Hislop loại De Bruyne, Silva để chọn cựu ngôi sao Arsenal
  • 2 mục tiêu 50 triệu bảng của Man United
  • Quyết định đúng đắn và kỳ vọng sai lầm của Mikel Arteta
  • Học Indo, ĐT Việt Nam sắp tăng cường hàng loạt cầu thủ nhập tịch?
  • HLV Troussier lên tiếng vì bị sa thải; Quang Hải nói về việc bị 'bỏ rơi'
  • Mbappe trả giá đắt nếu PSG thu về 0 đồng
  • Messi: "Nếu chuyện đó không xảy ra, chắc chắn tôi đã rời ĐTQG"
  • Mức phí và thù lao khổng lồ Arsenal phải trả cho Rodrygo
  • Dharmesh Sheth: M.U có thể xây dựng đội hình xoay quanh "viên kim cương"
  • "Sterling ngay lập tức từ chối"
  • Người thắng kẻ thua nếu Osimhen gia nhập Arsenal
  • Tương lai của El Clasico trong 1 bức ảnh
  • "Tiến Linh cùn rồi, qua thời rồi"
  • Ngọc quý Đan Mạch thẳng thừng từ chối Man United
  • Sau tất cả, Pochettino đã đúng
  • Marcelo vs Dani Alves: Sự tiến hóa không ngừng của đôi cánh xứ Samba (Phần 2)

    10:00 Thứ năm 01/06/2017

    BongDa.com.vn Nếu không có gì bất ngờ, trận chung kết Champions League 2016-17 sẽ là cuộc đối đầu giữa hai cầu thủ đã hoàn thiện và nâng tầm khái niệm “hậu vệ cánh tấn công”.

    Tiếp nối truyền thống của hai tượng đài Nilton và Djalma Santos, mười hai năm sau, người đội trưởng huyền thoại- hậu vệ phải Carlos Alberto đã dẫn dắt ĐT Brazil đến chức vô địch World Cup lần thứ ba, qua đó đoạt vĩnh viễn chiếc cúp Jules Rimet với thành tích đội đầu tiên 3 lần lên ngôi vô địch thế giới.

    Marcelo vs Dani Alves: Sự tiến hóa không ngừng của đôi cánh xứ Samba (Phần 2) - Bóng Đá

    Cú đóng đinh cực mạnh đi vào lịch sử của huyền thoại Carlos Alberto.

    Pha lập công cuối cùng ấn định chiến thắng 4-1 của Alberto trong trận chung kết với Italia luôn được vinh danh là một trong những bàn thắng đẹp nhất lịch sử thế giới bóng đá. Tình huống Pele bỏ bóng sang cánh phải tưởng chừng không cho ai, bất ngờ Alberto băng lên như một mũi tên nhận đường chuyền và tung cú sút chéo góc hạ gục đội bóng thiên thanh mãi là khoảnh khắc đáng nhớ trong tâm trí những NHM trái bóng tròn.

    Một bàn thắng đẹp mắt bởi tính đồng đội và được xây dựng hoàn hảo tới từng chi tiết. Trên hết, nó được kết thúc bởi một hậu vệ phải, như lời khẳng định mạnh mẽ, hậu vệ cánh trực tiếp tham gia vào việc ghi bàn ở Brazil không phải điều gì quá bất ngờ.

    Đội tuyển áo vàng xanh sau đó đã sản sinh ra nhiều hậu vệ sở hữu khả năng tấn công xuất sắc như Nelinho, Junior, Branco, Leandro nhưng tất cả đều bị lu mờ bởi bộ đôi Cafu và Roberto Carlos, những người kế nhiệm hoàn hảo đã mang về chức vô địch World Cup lần thứ 5 cho xứ sở Samba.

    Marcelo vs Dani Alves: Sự tiến hóa không ngừng của đôi cánh xứ Samba (Phần 2) - Bóng Đá

    Cafu và Carlos kế thừa xuất sắc những huyền thoại đi trước.

    Nếu nói Carlos là một thiên tài bẩm sinh khi sở hữu tốc độ “viên đạn” như biệt danh của anh thì Cafu xứng đáng là một thiên tài của sự nỗ lực. Việc góp mặt trong cả ba trận chung kết World Cup (1994, 2002, 2006), hai trong số đó trở thành nhà vô địch là phần thưởng quý giá cho cầu thủ từng bị từ chối rất nhiều lần ở thời điểm bắt đầu sự nghiệp.

    Bí quyết thành công của Cafu không gì khác hơn là dành hàng giờ tập luyện để nâng cao giới hạn thể chất. “Cafu luôn tập thêm vài tiếng đồng hồ sau khi các đồng đội ở Roma đã trở về nhà vì cậu ấy cảm thấy phương pháp rèn luyện của CLB là chưa đủ”, HLV thể lực Paulo Paixao từng chia sẻ. Đó là cách duy nhất mà người đội trưởng Brazil (2002) có thể nỗ lực để thích nghi với vai trò đòi hỏi sự tiêu tốn thể lực nơi hành lang cánh trong suốt trận đấu.

    Nhìn từ chặng đường trải dài từ Nilton đến Cafu, người Brazil đã khẳng định vị thế dẫn đầu về cả chiến thuật và sự chuẩn bị thể chất kĩ lưỡng cho vai trò một “hậu vệ cánh tấn công”. Yếu tố tiên quyết giúp họ trở thành ĐTQG thành công nhất trong lịch sử các kì World Cup.

    Marcelo vs Dani Alves: Sự tiến hóa không ngừng của đôi cánh xứ Samba (Phần 2) - Bóng Đá

    Đội trưởng Carlos Alberto hôn lên Jules Rimet- chiếc cúp đại diện cho sự thành công của các hậu vệ cánh tấn công Brazil. 

    Vậy câu hỏi được đặt ra, liệu các hậu vệ cánh xứ Samba có ngày càng trở nên toàn diện? HLV Felipe Scolari, người dẫn dắt Brazil lên ngôi vô địch World Cup 2002 từng nói về cặp Cafu – Carlos thế này: “Bảo họ chịu khó quay về phòng thủ thì chẳng khác gì bỏ đi một thứ vũ khí lợi hại. Thà làm ngược lại. Cafu và Roberto Carlos phải cố gắng sao cho không để mất bóng một cách bất ngờ khi tấn công”.

    Kết quả, mỗi khi Brazil bị khoét sâu ở khu vực sau lưng hậu vệ cánh, Scolari luôn cho rằng lỗi lớn nhất nằm ở hàng công chứ không phải do cả hai không kịp lùi về. “Nếu như tình huống do họ châm ngòi được các cầu thủ tấn công phát triển tốt, đối phương đâu có cơ hội tung đòn trừng phạt!”

    Đây chính là tính hai mặt trong truyền thống giỏi tấn công của hậu vệ cánh Brazil. Ngoài Branco và Jorginho trong nửa đầu thập kỷ 1990, rất khó tìm ra các hậu vệ cánh Brazil có thiên hướng phòng thủ trong lối chơi. Cho đến khi cái tên Maicon Douglas Sisenando xuất hiện và viết nên định nghĩa mới về một “hậu vệ cánh tấn công toàn diện”.

    Marcelo vs Dani Alves: Sự tiến hóa không ngừng của đôi cánh xứ Samba (Phần 2) - Bóng Đá

    Maicon không có đối thủ nơi hàng lang cánh phải thời anh còn ở đỉnh cao phong độ.

    Đến với Inter Milan vào năm 2006, Maicon nhanh chóng đánh bật huyền thoại Javier Janetti khỏi vị trí hành lang cánh phải và trở thành sự lựa chọn số một ở ĐTQG Brazil, bất chấp thời điểm đó Dani Alves đang ở đỉnh cao sự nghiệp cùng Barcelona. Cái hơn của Maicon so với Alves nằm ở khả năng phòng ngự và thể hình lý tưởng phục vụ cho vai trò một “hậu vệ cánh toàn diện”.

    Thống trị Serie A và Coppa Italia cùng Inter trong giai đoạn 2007-10 mà đỉnh cao là chức vô địch Champions League, Maicon xứng đáng là hậu vệ phải toàn diện nhất thế giới mà xứ Samba từng sản sinh dù anh không may mắn sở hữu chức vô địch World Cup nào cùng đội tuyển áo vàng xanh.

    Xem lý do Maicon là hậu vệ phải toàn diện nhất thế giới:

    Thái Sơn - Thể thao Việt Nam | 10:50 31/05/2017
    Chia sẻ

    Loading...