MỚI NHẤT :
  • Chuyên gia tài chính ngạc nhiên với giá trị mới nhất của M.U
  • "Casemiro không thích Ten Hag"
  • Inaki Pena: Cơn đau đầu dễ chịu của Barcelona
  • "Chơi cho M.U là điểm nhấn vĩ đại nhất trong sự nghiệp của tôi"
  • M.U nhắm Varane 2.0
  • Đại diện sao Napoli nêu điều kiện ra đi
  • "Ngay cả khi họ chơi không tốt, họ vẫn đang hủy diệt các đội bóng"
  • "Xã hội muôn màu mà bóng đá lại là môi trường dễ sa ngã"
  • ''Tôi thông cảm với Arsenal''
  • Bayern Munich không dễ có được Mike Maignan
  • Thể Công Viettel giành 1 điểm, HLV lên tiếng về Khuất Văn Khang
  • 5 HLV có thể dẫn dắt Milan mùa giải tới
  • Barca chuẩn bị trình làng 3 ngọc quý
  • Pochettino lên dây cót tinh thần cho ''gà cưng''
  • Cầu thủ Việt Nam sa đọa, các CLB V-League cũng phải chịu trách nhiệm?
  • 5 HLV giỏi hơn Ten Hag để Man United chiêu mộ
  • Guardiola: “Hãy thư giãn và chức vô địch sẽ đến”
  • Graeme Souness khuyên Arsenal thay cầu thủ có phong độ cao
  • Man Utd đã ở rất gần với Dan Ashworth
  • Brighton vs Chelsea (1h45, 16/5): Châu Âu vẫy gọi
  • Người cũ được tiến cử thay Ten Hag
  • Juve chỉ là đội cửa dưới tại chung kết Coppa Italia
  • Arsenal nhắm tiền vệ đắt đỏ hơn cả Bellingham
  • Nhà vô địch Premier League lộ diện
  • Tranh cãi về bàn mở tỷ số của Man City
  • Milan vẫn 'cứng' với Maignan dù Bayern rình rập
  • Man Utd vs Newcastle (2h, 16/5): Ê chề Old Trafford
  • Dortmund nhận cú hich từ vụ Guirassy
  • “Tottenham là tập thể của những kẻ thất bại”
  • Thay đổi lớn của Serie A mùa giải tới
  • Dự cúp châu lục, CLB số 1 V-League đối diện khó khăn
  • Ancelotti tin Kroos có thể giành Ballon d’Or
  • Điểm 10 cho Jude Bellingham
  • Lực lượng trước trận Man United - Newcastle United
  • Barca chốt tương lai kép phụ tài năng
  • 'Mọi thứ ở Chelsea lộn xộn cho tới khi Pochettino xuất hiện'
  • Choáng với De Bruyne
  • Chán M.U, Bruno có ngay bến đỗ mới
  • Guardiola: "Cậu ấy đã cứu chúng tôi, nếu không thì Arsenal là nhà vô địch"
  • Dortmund tìm ra người thay thế Sancho
  • Bóng đá Việt Nam sa sút: Tại anh hay tại ả?

    10:45 Thứ năm 17/09/2015

    Bóng đá Việt Nam đang tồn tại quá nhiều bất cập, người hâm mộ đang mất niềm tin nghiêm trọng vào bóng đá, vào những người lãnh đạo bóng đá nước nhà.

    (BongDa.com.vn) – Trong những ngày này, người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang sa vào những cuộc tranh cãi không hồi kết về HLV Miura, HAGL cho đến Quế Ngọc Hải.

    Bóng đá Việt Nam đang dậm chân tại chỗ hay đang thụt lùi? Ảnh: Hà Bạch.
    Bóng đá Việt Nam đang dậm chân tại chỗ hay đang thụt lùi? Ảnh: Hà Bạch.

    Các fan đang tranh cãi xem có nên sa thải HLV Miura hay không sau màn trình diễn quá thiếu thuyết phục của đội tuyển Việt Nam trước Đài Loan-Trung Quốc, tranh cãi về cuộc lội ngược dòng trụ hạng thần kì của HAGL ở V-League có gì “ẩn tình” gì chăng, và mới nhất là tranh cãi về việc có nên tước băng đội trưởng U23 Quốc gia và cấm thi đấu đối với trung vệ Quế Ngọc Hải sau pha vào bóng rợn người đối với tiền vệ Anh Khoa trong trận đấu giữa SLNA và SHB Đà Nẵng hay không? Tất cả những tranh cãi ấy đều nhằm mục đích đưa bóng đá nước nhà phát triển và trở nên trong sạch hơn. Nhưng sự thật thì sau thành công năm 2008, bóng đá Việt đang sa sút, sa sút trầm trọng. Vậy thì vì đâu nên nỗi?

    Đầu tiên phải nói đến sự ảo tưởng sức mạnh của người Việt, nói có vẻ khó nghe nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật.

    Tôi có đọc được một bài báo nói rằng, kinh tế Việt Nam đang tụt hậu 50 năm so với người Thái và 100-200 năm nếu so với Australia. Điều mà nói ra sẽ khiến nhiều người giật mình, nhưng sự thật đúng là như vậy. Ngay từ nhỏ, trong khi ở Nhật họ dạy những đứa trẻ của họ rằng đất nước Nhật luôn gặp nhiều khó khăn và đi lên trong gian khó thì ở nước ta các học sinh tiểu học đã được dạy rằng Việt Nam ta rừng vàng biển bạc, lịch sử hào hùng… Điều ấy không sai, nhưng vô tình nó khiến rất nhiều người dân Việt Nam tự hào về dân tộc một cách thái quá, từ đó dẫn đến thiếu động lực, tinh thần phấn đấu và tụt hậu so với các quốc gia khác.

    Chắc bạn đang tự hỏi kinh tế thì liên quan gì đến bóng đá, nhưng nếu nhìn nhận một cách kĩ càng, rõ ràng sự ảo tưởng ấy, sự ỉ lại vào tài nguyên thiên nhiên ấy đã ngấm vào máu của nhiều người dân Việt Nam, từ các cầu thủ, đến lãnh đạo liên đoàn bóng đá. Chúng ta luôn tự cho mình là một đội bóng hàng đầu Đông Nam Á, chỉ thua Thái Lan, những hãy nhìn lại mà xem.

    Ngoài chức vô địch năm 2008, chúng ta có gì? Chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Nhưng từ năm 2008 đến nay, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã thay nhau vô địch AFF Cup rồi SEA Games.

    vn2

    Chúng ta tự vỗ ngực cho rằng ngoài Thái Lan chúng ta không ngán đối thủ nào, nhưng sự thật thì chúng ta đã thua 2-4 trước người Mã ngay tại Mỹ Đình rồi sau đó gục ngã trước Myanmar trên đất Singapore. Ngay cả khi Thái Lan sa sút, chúng ta cũng không thể lên ngôi ở SEA Games hay AFF Cup thêm một lần nào nữa. Một lứa U19 năm 2013 từng làm mưa làm gió cũng thua Indonesia rồi Myanmar ở những trận chung kết. Cái giá phải trả cho sự chủ quan, không cầu tiến đều là những thất bại.

    Trách nhiệm được dồn nên HLV trưởng, nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng, chính những người nắm giữ chức vụ cao nhất của bóng đá Việt Nam cũng không để lại nhiều dấu ấn. Hết nhiệm kì này đến nhiệm kì khác rồi đâu vẫn vào đấy mà không có những bước đột phá, cải cách để đưa bóng đá nước nhà đi lên.

    Hãy nhìn sang Thái Lan, họ đã sẵn sàng bỏ một vài năm để làm lại bóng đá, có những thời điểm mà bóng đá xứ Chùa Vàng liên tiếp bị loại ngay từ vòng bảng ở SEA Games hay AFF Cup. Tưởng như người Thái đang khủng hoảng thì giờ đây, họ trở lại, như một cơn lốc cuốn phăng các đội bóng Đông Nam Á và vươn mình ra “biển lớn”. Họ đã xây dựng công tác đào tạo trẻ rất tiên tiến, hiện đại, các cầu thủ trẻ từ mọi cấp độ, mọi CLB đều được đào tạo một lối đá tương đồng nhau, từ đó họ thi đấu kết dính mà chẳng cần nhiều thời gian hòa nhập.

    vn3

    Họ có một giải vô địch quốc gia hấp dẫn, bán được bản quyền truyền hình và thu lợi nhuận. Còn chúng ta, V-League dần được người ta quen gọi là “Võ–League” bởi những pha vào bóng như phim hành động, những bê bối, xin cho điểm, dàn xếp tỉ số, tiêu cực,… Thử hỏi như thế làm sao mà tiến bộ được?

    Một điều nữa là chúng ta không tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ phát triển và bỏ sót nhân tài. Ai cũng biết Thái Sung nổi tiếng như thế nào, thậm chí từng được Sporting Lisbon mời thử việc, nhưng về Việt Nam, Thái Sung dần mất hút khi phải thi đấu ở một môi trường bóng đá khác xa so với những gì anh được đào tạo. Các cầu thủ U19 HAGL rất tài năng, thi đấu đẹp mắt, mang đến sự khác biệt, luồng gió mới cho bóng đá Việt nhưng lại không mấy người được lên U23, không ai có thể nâng tầm và phát huy hết được khả năng của họ. Những tài năng trẻ không được trọng dụng, ít được thi đấu dẫn đến thui chột.

    Bóng đá Việt Nam đang tồn tại quá nhiều bất cập, người hâm mộ đang mất niềm tin nghiêm trọng vào bóng đá, vào những người lãnh đạo bóng đá nước nhà. Thay đổi, đó là điều đương nhiên, nhưng thay vì cứ thua là “trảm” HLV trưởng thì hãy thay đổi một cách toàn diện. Một ngôi nhà dù trước kia có đẹp nhưng bây giờ đã xuống cấp và trước khi nó đổ sập xuống thì hãy đập đi xây lại. Có thể một thời gian chúng ta khó khăn nhưng rồi khi nhà đã xây xong, chúng ta có thể yên tâm sống với nó về lâu về dài.

    Thay đổi ngay cả trong nhận thức của mỗi người, chúng ta không mạnh như chúng ta vẫn nghĩ, phải khiến các cầu thủ có sự nỗ lực, cầu tiến và hãy trọng dụng nhân tài. Chỉ có như thế, chúng ta mới có hy vọng thành công, đừng để đến một ngày chúng ta thua Lào hay Campuchia, nên thay đổi trước khi quá muộn.

    (Bạn đọc: Trần Toàn)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    Thể thao Việt Nam
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...