MỚI NHẤT :
  • Gary Neville: Cuộc đua vô địch sẽ kết thúc vào hôm nay
  • Đội hình tiêu biểu Premier League 2023/24 do Neville bình chọn
  • 4 điều bạn có thể đã bỏ lỡ trong trận Aston Villa 3-3 Liverpool
  • Rào cản vụ Dortmund - Sancho
  • Đại chiến Man City, James Maddison nhắc đến Arsenal
  • “Mudryk sở hữu tài năng lớn”
  • Drama Arsenal nổ ra trước trận Tottenham - Man City
  • Đặt 10 ngôi sao vào tầm ngắm, Saudi Pro League tấn công Premier League
  • Romano tiết lộ 3 tiền vệ phòng ngự mục tiêu của Arsenal
  • 3 quyết định quan trọng của Eddie Howe trước M.U
  • 5 ngôi sao sẽ ở lại Bayern Munich nếu Hansi Flick tái xuất
  • TRỰC TIẾP Tottenham vs Man City: Gieo sầu cho cả London
  • Mục tiêu 30 triệu euro mơ gia nhập Man United
  • Thomas Frank phản ứng tin đồn thay Ten Hag
  • Man United cạnh tranh với Newcastle trên TTCN
  • Sau Barca, thêm gã khổng lồ La Liga muốn Dybala
  • Gã khổng lồ La Liga thâu tóm vụ Greenwood
  • Khởi tố 5 cầu thủ Hà Tĩnh sử dụng ma túy
  • CĐV Arsenal chơi xấu Man City
  • Thất vọng, Bruno Fernandes quyết định rời M.U
  • VFF không cấp phép cho HAGL đá giải AFC mùa 2024/25
  • Odegaard xứng đáng trở thành cầu thủ xuất sắc nhất Premier League 2023/24
  • 3 điều rút ra sau trận thắng 2-0 của Barca trước Sociedad
  • Rõ cái tên thay HLV Kiatisuk, đội bóng của thầy Park tiếp tục thắng
  • Dàn WAGs Man Utd sẵn sàng đánh chiếm Wembley
  • 3 cái tên bên phía Dortmund mà Real cần phải dè chừng
  • David Seaman gợi ý Arsenal chiêu mộ đá tảng EPL
  • 10 tân binh hay nhất Premier League: Arsenal góp 3 cái tên; Món hời của Liverpool
  • "Đó sẽ là trung vệ xuất sắc nhất của Man Utd"
  • HLV Kim Sang-sik đi xem đội bóng của thầy Park, HLV Mai Đức Chung nói lời thật vụ trở lại tuyển nữ
  • Ten Hag thở phào đón viện binh trở lại
  • "Khó ra sân ở Liverpool, cậu ấy chắc chắn có cơ hội ở Arsenal"
  • David Villa cảnh báo Barca về Yamal
  • Những trận đấu đặc biệt nhất của PSG tại Ligue 1 mùa này
  • 70 triệu bảng vứt đi của M.U
  • Arsenal thăm dò khả năng chiêu mộ cựu thần đồng La Masia
  • HLV Shin Tae-yong hứa 1 điều khi ký hợp đồng mới với Indonesia
  • Chuyển nhượng 14/05: Biến động ở Arsenal; Cầu thủ đầu tiên rời M.U, tiền đạo sắp tới OTF?
  • "Thắt lưng buộc bụng", Sir Ratcliffe nói không với dàn WAGs M.U
  • Chấm điểm Barca trong trận thắng Sociedad: Raphinha xuất sắc nhất
  • Hồ sơ bóng đá: Giải mã sự thành công của bóng đá Nhật Bản (Kỳ cuối)

    21:43 Thứ bảy 05/11/2016 | 1

    BongDa.com.vn Có nền tảng bóng đá trẻ tốt, Nhật Bản vẫn chưa hài lòng. Họ sớm nhận ra bóng đá Nhật không thể duy trì thành công nếu không có những nguồn ngoại lực.

    Nhat-ban-vo-dich-u19-chau-a

     Chức vô địch U19 Châu Á, quả ngọt sau bao năm gây giống, ươm mầm của các lãnh đạo JFA. Ảnh: Internet.

    Nhật Bản là quốc gia có dân số lão hóa nhanh nhất thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của bóng đá Nhật. Khi nguồn cung cầu thủ chưa kịp suy giảm, các lãnh đạo của nền bóng đá hàng đầu châu Á đã tính đến chuyện tìm kiếm nguồn cầu thủ nước ngoài. Đó cũng là ngoại lực giúp không những duy trì mà còn thúc đẩy bóng đá Nhật đi lên. Tuy không có định nghĩa chính thức, nhưng hiện nay có 2 nguồn ngoại lực mà các nền bóng đá đang cạnh tranh với nhau quyết liệt. Tạm gọi là kiến thức và cầu thủ nhập tịch.

    1. Kiến thức

    Tuy vươn lên trở thành nền bóng đá số một châu Á, thường xuyên dự các kỳ World Cup, nhưng Liên đoàn bóng đá Nhật (JFA) vẫn tầm sư học đạo ở khắp nơi trên thế giới. Điều khác biệt của JFA so với các Liên đoàn khác đó là họ hiểu rất rõ mình cần học gì và học ở đâu.

    Ngày 24/2 năm nay, JFA trịnh trọng công bố đã ký được thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn bóng đá Anh (FA). Nội dung chia sẻ của hai Liên đoàn gồm: Kiến thức, Chương trình đào tạo HLV và bóng đá 11 người, Bóng đá nữ, Công tác trọng tài, Bóng đá khuyết tật và Paralympic, Công nghệ thông tin, Công tác an ninh, Trao đổi kỹ thuật, Tổ chức các trận giao hữu giữa hai nước, hợp tác phát triển sáng kiến mang tính quốc tế.

    Phát biểu sau lễ ký kết, Chủ tịch JFA, Daini Kuniya nói: "Tôi rất vinh dự được chứng kiến khoảnh khắc đầy ý nghĩa này khi được ký hợp tác với FA. Chúng tôi dành ra 1 năm để suy nghĩ thấu đáo những điều khoản có thể khiến sự hợp tác của hai Liên đoàn trở nên khăng khít hơn. Thật vui được chia sẻ kinh nghiệm với bậc thầy tổ chức Paralympics và chúng tôi đã sẵn sàng cho công tác tổ chức Olympic Tokyo 2020."

    lien-doan-bong-da-nhat-ky-thoa-thuan-voi-FA

     Liên đoàn bóng đá Nhật ký thỏa thuận hợp tác với FA ngay tại Wembley. Ảnh: Internet.

    Hai năm trước đó, JFA cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn bóng đá Pháp (FFF) trong các lĩnh vực sau: Các chương trình phát triển bóng đá cả nam và nữ, Phát triển bóng đá trẻ, Y học và Dược liệu thể thao, Kiểm soát và Phòng chống doping, Tiêu chuẩn điều kiện thể chất cầu thủ, Công nghệ, Cơ sở vật chất, và Quản lý thể thao, Công tác trọng tài, Marketing, Công nghệ tổ chức trận đấu.

    lien-doan-bong-da-nhat-ky-thoa-thuan-voi-FFF

     Liên đoàn bóng đá Nhật ký thỏa thuận hợp tác với FFF. Ảnh: Internet.

    Nhìn chung, JFA luôn có những điều khoản cơ bản khi ký thỏa thuận với các Liên đoàn bạn. Đó là các nội dung như phát triển bóng đá trẻ, phát triển bóng đá sân cỏ cho cả nam và nữ. Còn lại, họ yêu cầu chia sẻ những kiến thức thuộc dạng thế mạnh của các nền bóng đá khác nhau. Nhật Bản không bao giờ học râp khuôn một mô hình từ A đến Z. Họ chọn lọc những gì tinh túy nhất của nước khác rồi đem về áp dụng ở nền bóng đá của mình.

    Đến nay, JFA đã ký thỏa thuận với nhiều nước như: Đức, Ấn Độ, Iran, Jordan, Mông Cổ, Singapore, Tây Ban Nha, Tajikistan, UAE và Việt Nam. Nhiều người thắc mắc Nhật Bản học gì ở những nền bóng đá kém hơn mình như các nước Đông Nam Á? Trên thực tế, họ chỉ xem các nước này như nguồn cung ứng cầu thủ nhập tịch cho tương lai, cũng là nguồn ngoại lực thứ hai của bóng đá Nhật.

    2. Cầu thủ nhập tịch 

    Như đã đề cập ở đầu bài, JFA hiện đang tiến hành nguồn cầu thủ trẻ ở các nước Đông Nam Á thông qua việc xuất khẩu mô hình đào tạo. Động thái này có 2 lý do.

    Thứ nhất, họ không thể xuất khẩu mô hình của mình đến các nước có nền bóng đá phát triển hơn. Các nước châu Âu không có lý do gì để áp dụng mô hình kém sự tự do của Nhật. Họ đã quen phát triển bóng đá trẻ thông qua các CLB và để các CLB tự quyết trong chính sách đào tạo trẻ.

    Thứ hai, thậm chí nếu có thể làm được, sự gia tăng dân số của các nước có nền bóng đá phát triển hơn Nhật cũng không cao. Vì thế mà nguồn cung cầu thủ cũng ít đi. Hơn thế nữa, dù có thể sản xuất ra những cầu thủ giỏi ở các nước đó, họ sẽ chọn chiến đấu cho suất vào ĐTQG nơi mình sinh ra, hơn là đầu quân cho Nhật. Những trường hợp bị đào thải thì chưa chắc sẽ xuất sắc hơn những cầu thủ Nhật chính gốc.

    Vì vậy, các nước Đông Nam Á và một số nước khác là thị trường màu mỡ cho bóng đá Nhật trong việc sản xuất nhân tài. Đông Nam Á có mật độ dân số đông, trẻ và dễ chiêu dụ hơn cầu thủ ở các nước có nền bóng đá phát triển. Năm 2013, Liên đoàn bóng đá Nhật triển khai chương trình "”JFA Youth & Development programme”, tạm dịch là Chương trình phát triển bóng đá trẻ của JFA".

    Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho công tác đào tạo trẻ ở 10 nước có nền bóng đá kém phát triển . Đến 2014, chương trình này đã có 14 nước tham gia gồm: Afghanistan, Campuchia, Quần đảo Bắc Marianna, Kyrgyzstan, Guam, SriLanka, Tajikistan, Palestine, Philippines, Bhutan, Brunei, Maldives, Mông Cổ, và Lào.

    JFA-youth-&-Development-programme

     JFA công bố triển khai chương trình phát triển bóng đá trẻ năm nay. Ảnh: internet.

    3. Kết: Gặt hái bước đầu

    Chính sách trao cơ hội cho nguồn ngoại lực bước đầu đã cho ra trái ngọt. Năm 2011, U17 Nhật Bản xuất hiện một gương mặt lạ mang hai dòng máu. Đó là Musashi Suzuki, có bố là người Jamaica còn mẹ là người Nhật. Ba năm sau đó, cầu thủ này góp mặt trong đội hình U23 Nhật Bản. Mới chỉ thi đấu 2 trận anh đã ghi 4 bàn thắng và được kỳ vọng sẽ giải bài toán tiền đạo đã hành hạ bóng đá Nhật hàng chục năm qua.

    Musashi Suzuki-va-Ado Onaiwu

     Musashi Suzuki và Ado Onaiwu trong màu áo U23 Nhật Bản. Ảnh: Internet.

    Bóng đá Nhật bản còn cho ra lò một cầu thủ gốc Phi khác là Ado Onaiwu, có bố là người Nigeria còn mẹ là người Nhật. Ado đang chơi cho CLB JEF United Ichihara Chiba và cũng vừa được gọi vào tuyển U23 Nhật năm 2015. Hai cầu thủ này đều thi đấu ở vị trí tiền đạo và hứa hẹn sẽ là những cây săn bàn chủ lực cho Samurai xanh trong tương lai.

    Nhật Bản lại một lần nữa đi đúng hướng trong công cuộc đưa bóng đá quốc gia vươn tới đỉnh cao thế giới qua ba chính sách diệu kỳ của mình. Thành công nối tiếp thành công, chức vô địch AFC U19 Championship vừa qua là bảo chứng cho công sức của bao đời lãnh đạo bóng đá Nhật, những người đã dốc lòng đưa bóng đá xứ mặt trời mọc có được ngày hôm nay.  

    Loạt sút penalty đưa U19 Nhật lên ngôi vô địch châu Á:

    Túc Cầu - Thể Thao Việt Nam | 21:21 05/11/2016
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...