MỚI NHẤT :
  • Chuyển nhượng 16/05: Lộ kế hoạch mua sắm, 2 cái tên rời M.U; Arsenal tiến sát tiền đạo bom tấn
  • Man City sẵn sàng mua lại "người cũ"
  • Rooney gay gắt chỉ trích Man Utd, chỉ bảo vệ một cái tên
  • Indonesia hợp tác với Hà Lan, Hồng Duy về chung nhà với bạn gái thạc sĩ
  • Arne Slot lo ngại những áp lực khi tới Liverpool
  • Bị chỉ trích vì chi tiêu hoang phí, chủ tịch Chelsea đáp trả cực gắt
  • Barca nên làm gì với vị trí hậu vệ phải?
  • Thông điệp cuối cùng của Raphael Varane
  • Roy Keane "giúp" M.U lên kế hoạch chuyển nhượng mùa hè
  • 2 trợ lý từ chối HLV Kim Sang-sik; Rõ vụ ông Troussier giúp sức cho Indonesia
  • U19 Việt Nam tập trung, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á
  • Gareth Southgate tìm ra Gerrard mới ở Real Madrid
  • Danny Murphy chọn ra tiền đạo số 1 Premier League, không phải Haaland
  • Vitor Roque: Nạn nhân của HLV Xavi hay “bom xịt” của Barcelona?
  • Điều Hojlund giỏi hơn Haaland
  • Tương lai bất định của Frenkie de Jong
  • Amad Diallo là tương lai của hàng tiền vệ "Quỷ đỏ"
  • Chữ ký 40 triệu gây choáng cho Man Utd
  • Hai cầu thủ cùng lúc vẫy tay tạm biệt M.U; Varane lấy nước mắt
  • Vì sao Arsenal cứ bám riết không buông Martin Zubimendi?
  • Hàn Quốc có biến, HLV Park Hang-seo sắp nắm quyền?
  • "Liverpool từ lâu đã để mắt đến Sancho"
  • 3 cầu thủ đã rời Real quá sớm: Tiếc nuối Ozil
  • "Chữ ký tuyệt vời của Man Utd"
  • 5 cái tên phù hợp cho hàng tiền vệ Arsenal mùa tới
  • 5 cầu thủ có bước đột phá lớn nhất mùa này tại Premier League
  • Nguyễn Khánh: Sát thủ vòng cấm của CLB Long An
  • Kiatisuk đã từ chức hay bị sa thải?
  • "Barca không lên kế hoạch cho Roque đến CLB sớm như vậy"
  • Rõ tân binh mùa hè của Arsenal
  • Sao Real gặp trở ngại lớn trong nỗ lực rời Bernabeu
  • Tiền đạo Newcastle: “Đó rõ ràng là 1 quả phạt đền”
  • Rào cản vụ Arsenal - Bruno Guimaraes
  • Nhận câu hỏi khó, Pochettino đáp trả gắt gỏng
  • Màn trình diễn của Bruno cho thấy M.U có thể phạm sai lầm lớn
  • Nhìn Hojlund, Keane chỉ ra vấn đề của Ten Hag
  • Ten Hag ấn tượng với ngọc quý Man United
  • Báo Thái tuyên bố HLV Kiatisuk "quay lưng" với V-League
  • Liverpool ra giá bán Diaz cho Barca
  • Rõ án phạt cực nặng cho Reece James sau thẻ đỏ
  • Bóng đá Việt Nam nên học tập theo mô hình nào?

    22:26 Thứ bảy 28/10/2017

    BongDa.com.vn Nếu ví von bóng đá Việt Nam là “làng võ” thì chúng ta đã tầm sư học đạo và kinh qua rất nhiều môn phái khác nhau.

    Từ khi hội nhập với bóng đá khu vực và quốc tế trong hơn 2 thập kỷ qua chúng ta theo học rất nhiều ông thầy, rất nhiều triết lý, rất nhiều mô hình bóng đá khác nhau, nào là Brazil, Anh, Áo, Bồ Đào Nha, Nhật Bản và hiện tại là Hàn Quốc.

    Nhưng mô hình bóng đá của quốc gia nào sẽ phù hợp nhất với cơ chế vận hành khác thường của nền bóng đá nước nhà? Đó thật sự là một câu hỏi khó có câu trả lời thuyết phục. Và thay vì loay hoay tìm kiếm bản ngã xa vời, những người làm bóng đá Việt Nam nên tiếp thu những điều “đặc sản” từ chính các CLB trong nước đang áp dụng.

     - Bóng Đá

     HAGL theo đuổi lối chơi bóng ngắn ít chạm.

    Đó phải là một đội bóng có hệ thống đào tạo trẻ như CLB Hà Nội, năm nào đội bóng thủ đô cũng có cúp vô địch mang về phòng truyền thống và mang lại nguồn bổ sung tài năng chất lượng cho đội hình 1, tránh việc vung tiền mua những cầu thủ đắt giá. Mấy năm qua đội 1 luôn nằm trong top 2 ở V-League là chuyện ai cũng biết, nhưng chuyện không phải ai cũng rõ là Hà Nội FC không có đối thủ ở các giải trẻ họ tham dự với 3 lần vô địch U19, 4 lần vô địch U21 và hàng loạt danh hiệu khác.

    CLB HAGL cũng là một mô hình đáng để người ta học hỏi, họ có một học viện bóng đá hàng đầu khu vực ĐNÁ nơi cho ra đời những cầu thủ đang là trụ cột của bóng đá Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, mà nghe đâu những lứa kế cận của những cầu thủ vừa nêu còn được đánh giá có trình độ cao hơn đàn anh. Trong bối cảnh mà các CLB khác phải đang chật vật tìm kiếm quân khắp nơi để xây dựng, duy trì đội bóng thì việc sở hữu nguồn nội lực cầu thủ trẻ như HAGL là một lợi thế cực kì lớn.

    Thêm một vấn đề nữa để nói về HAGL và Hà Nội FC đó chính là triết lý bóng đá. Với HAGL trong 3 mùa giải trở lại đây từ khi trình làng những cầu thủ tốt nghiệp từ học viện đội bóng phố núi luôn theo đuổi lối chơi bóng ngắn ít chạm, ban bật nhỏ và đặc biệt là chú trọng việc kiểm soát bóng, bởi họ có một hàng tiền vệ cực kì ăn ý với nhau.

    HAGL với Hà Nội FC đều đề cao triết lý bóng đá kiểm soát thế trận với những pha phối hợp ăn ý và ghi bàn. Không giống như đa phần các CLB khác ở V-League với “lối chơi 8+2”, nghĩa là 8 cầu thủ chuyên về phòng ngự sau khi có được bóng thì chuyền thật dài lên phía trên cho 2 cầu thủ “Tây balo” với thể hình của một “con tịnh” tự xoay xở, còn không thì sử dụng đấu pháp lỗi thời của thế kỷ 20 là “lật cánh đánh đầu” – không hề có bản sắc.

    Một lần nữa phải nhắc đến Hà Nội FC và HAGL trong bài viết này, đó chính là sân bãi. Họ là cái nôi để các đội khác noi theo khi có một sân bóng với cơ sở vật chất tốt, mặt cỏ đẹp, được chăm chút kĩ lưỡng và hơn cả là được giao quyền tự chủ.

    Cổ động viên trên khán đài thì phải cuồng nhiệt, sôi động, bùng cháy như tinh thần người thợ mỏ của các “con chiên” CLB Than Quảng Ninh, có thể so sánh hội CĐV ở sân Cẩm Phả với các hội CĐV hàng đầu của khu vực ĐNÁ lẫn châu Á. Và tất nhiên họ không ném chai nước và đốt pháo sáng như các CĐV khác ở các sân cỏ khác trên bản đồ bóng đá Việt Nam.

    Đó phải là một đội bóng có hàng thủ sắc đá như Sông Lam Nghệ An, qua nhiều thế hệ thì đội bóng xứ Nghệ vẫn luôn sản sinh ra những hậu vệ hàng đầu cho bóng đá nước nhà, đó là Hà Thìn, Hữu Thắng, Huy Hoàng, Minh Đức và hiện nay là Quế Ngọc Hải. Họ là những cầu thủ mang đầy đủ chất “thép” trong bản năng chơi bóng, muốn vượt qua họ là cả một vấn đề nan giải.

     - Bóng Đá

     Cầu thủ SLNA luôn mang chất thép vào phong cách thi đấu.

    Và các cầu thủ Việt Nam phải được ngồi trong phòng thay đồ của CLB TPHCM, đội chủ sân sân Thống Nhất được sử dụng phòng thay đồ theo phong cách của CLB Bayern Munich (Đức), với những trang thiết bị hiện đại nhất, mỗi cầu thủ sẽ có một tủ riêng, với giá treo áo và hộc để giày riêng.

    Cuối cùng, khi chọn ngoại binh thì nên được chọn lọc đó phải là những chân sút chất lượng kiểu Merlo (SHB Đà Nẵng), Samson (Hà Nội FC), Pape Omar (Thanh Hóa), Errol Stevens (Hải Phòng),… Nếu chọn những chân sút chỉ có thể hình thể lực mà chẳng có kỹ luật chiến thuật thì cơ hội cho các cầu thủ Việt cọ xát và học hỏi kinh nghiệm gần như bằng không.

    Có thể thấy, người Việt chúng ta cứ mãi “sính ngoại” và đi tìm những mô hình bóng đá xa vời mà quên mất chính chúng ta đã xuất hiện những nét chấm phá tuyệt đẹp từ bức tranh tối màu của nền bóng đá nước nhà. Trong võ thuật, thường thì một cao thủ chỉ thâm hậu ở một “trường phái” nhất định, luyện quá nhiều loại công phu cùng lúc có khi “tẩu hỏa, nhập ma” như bóng đá Việt Nam hiện tại chứ chẳng phải chuyện đùa đâu! 

    (Bạn đọc: Vệ Anh Tiến)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    BongDa.com.vn - TTVN | 22:05 28/10/2017
    Chia sẻ

    Loading...