MỚI NHẤT :
  • Cán cân Ngoại hạng Anh chỉ thay đổi khi 1 nhân vật rời đi
  • Sao Việt kiều 40 tỷ bật khóc vì bị mắng; HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam
  • Chiến thuật đặc trưng mùa này của Arsenal và điểm mạnh của nó
  • Được Man City theo đuổi, Lucas Paqueta phá vỡ im lặng
  • Bayern đồng ý bán Kimmich cho Barca, với 1 điều kiện
  • Hàng công M.U không xứng với Fernandes
  • Ngả mũ trước Bayer Leverkusen
  • Viễn cảnh đáng sợ nhất với Liverpool đã đến
  • 5 cầu thủ Feyenoord hứa hẹn sẽ theo chân Slot tới Liverpool
  • Tottenham vượt mặt Arsenal, Chelsea ở thương vụ Buongiorno
  • Diễn biến mới về vụ Mason Greenwood
  • Ghi bàn không ngớt, Kane gửi thông điệp tới Real Madrid
  • 'Kết quả không mong muốn của Liverpool'
  • Man United chi đậm vì sao Barcelona
  • Người trong cuộc phá vỡ im lặng việc Indonesia dùng tiền mua sao châu Âu
  • Điên rồ Conor Gallagher
  • Ten Hag có thể tiếp tục mắc sai lầm "Sancho 2.0"
  • Thành tích của Slot trước các HLV ưu tú tại châu Âu ra sao?
  • "Cầu thủ U23 Iraq ngã xuống như kịch sĩ"
  • "U23 Việt Nam chưa đủ mạnh, vượt qua vòng bảng nhờ may mắn"
  • Xavi: "Tôi thấy mình có sức mạnh, có năng lực"
  • Unai Emery: "Chelsea có những cầu thủ rất giỏi"
  • Liverpool hòa, Klopp chỉ ra 2 nhân tố xuất sắc
  • Man Utd chốt 3 tân binh mùa Hè
  • "Havertz khiến tôi nhớ về chính mình ở Barca"
  • Khoảnh khắc Cole Palmer gây chú ý
  • Mất penalty, CĐV Man Utd nổi giận
  • "U23 Việt Nam 2024 không có nhiều cầu thủ nổi bật như thế hệ Quang Hải, Văn Hậu"
  • Đấu Bayern, Real đón nhận cú hích lớn
  • Antony đền đáp niềm tin của Ten Hag
  • Xấu hổ quá Mudryk
  • Fan chế nhạo thảm họa Munich của M.U, Burnley ra thông báo
  • Rời U23 Việt Nam, rõ điểm đến tiếp theo của HLV Hoàng Anh Tuấn
  • Giải pháp cho hàng thủ yếu kém của Man United
  • Chelsea chồng 40 triệu euro cướp sao trẻ trước mũi Real, Barca
  • Sân cỏ nhân tạo có làm khó được Lionel Messi?
  • Công nghệ VAR: "Cơn ác mộng" của bóng đá hiện đại?
  • "Cú đánh đầu của Casemiro, tôi không biết cậu ấy nghĩ gì"
  • Thật xẩu hổ Liverpool
  • Lời xin lỗi của Klopp hay Liverpool lại "buông dần đều"?
  • Bóng tối sau hào quang của cầu thủ châu Phi tại Việt Nam

    00:37 Thứ năm 12/04/2018

    Có thu nhập trung bình khoảng 150 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ cần thất nghiệp thời gian ngắn, những ngoại binh châu Phi sẽ nhanh chóng trắng tay, dễ sa vào con đường phạm pháp.

    Nguyễn Hằng Tcheuko Minh (tên gọi khác là Smith, Pen, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam) từng là cựu cầu thủ thi đấu tại V-League cho 3 CLB Kiên Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai. Tuy nhiên từ gần 3 năm nay, anh không còn xuất hiện trên sân cỏ cả nước.

    Mới đây, Pen đã trở thành nghi can trong vụ Lừa đảo tiền tỷ bị Công an thành phố Cần Thơ bắt giữ. Từng có cuộc sống sung túc, không ai nghĩ Pen có kết cục như thế. Nhưng với những người tiếp xúc, làm việc nhiều với các cầu thủ châu Phi, trường hợp “lên voi, xuống chó” của Pen không quá khó hiểu.

    Kiếm nhiều tiền và lách luật

    Pen cũng như nhiều cầu thủ châu Phi khác đến với bóng đá Việt Nam với hy vọng đổi đời. V-League là mảnh đất màu mỡ, giúp họ có thể kiếm ra khoản tiền lớn mà ở quê hương họ nằm mơ cũng không có được. Từ hơn 15 năm nay, hàng nghìn cầu thủ đến từ Cameroon, Senegal, Nigeria, Uganda,… đã thi đấu tại Việt Nam. Đa phần họ có thu nhập cao nhưng rất nhiều người lâm vào cảnh trắng tay khi rời mảnh đất hình chữ S.

     - Bóng Đá

     Nguyễn Hằng Tcheuko Minh từng đeo băng đội trưởng Đồng Nai, ghi bàn vào lưới HAGL ở cuối V.League 2015. Ảnh: Nguyễn Đăng.

    “Chính phủ các nước châu Phi thường yêu cầu các ngân hàng nắm thông tin tài khoản đối với những người ra nước ngoài lao động, trong đó có cầu thủ. Họ muốn xem thu nhập của những người này bao nhiêu. Khi thấy mức cao, họ yêu cầu cầu thủ làm các vấn đề an sinh xã hội, xây dựng trường học, trạm xá để giúp đỡ mọi người”, ông Nguyễn Minh Châu – nhà môi giới cầu thủ có chứng chỉ FIFA cho biết.

    Người đại diện này có 11 năm đưa các cầu thủ châu Phi sang Việt Nam này cho rằng những quy định này là khởi nguồn cho những hệ lụy không hay về sau. Để đảm bảo mức thu nhập không bị truy thu để làm cầu, đường hay xây trạm xá (có thể lên đến 40% lương hàng tháng), các ngoại binh châu Phi đều tìm cách… lách luật.

    Cách phổ biển của họ là chia nhỏ số tiền lương nhận được tại Việt Nam, gửi về nhiều số tài khoản ở quê hương cho cha mẹ, anh em ruột thịt hay bà con. Họ sẽ nhờ người thân giữ lại số tiền đó cho mình để sau này về quê có vốn làm ăn. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều bị người thân… cuỗm sạch.

    “Cựu tiền đạo Abass từng bỏ ra hàng nghìn USD để xây đường và trạm xá cho ngôi làng anh sinh sống ở Senegal. Có lần chân sút này gửi 5.000 USD nhờ anh trai giữ hộ, để có tiền sang Hungary đính hôn với bạn gái nhưng người này đã đi đánh bạc nên hết sạch. Phần lớn cầu thủ châu Phi đều bị thế, nên dù lương có cao, họ vẫn dễ trắng tay ngay sau khi thất nghiệp”, ông Châu tiết lộ.

     - Bóng Đá

     Ông Nguyễn Minh Châu (đeo kính) là người đã làm việc với cầu thủ châu Phi suốt 11 năm qua. Ảnh: NVCC.

    Abass thời đỉnh cao thi đấu cho Bình Dương, nhận mức lương không dưới 10.000 USD/tháng (hơn 220 triệu đồng). Tuy nhiên sau khi chấn thương nặng vì cú vào bóng của trung vệ Dương Thanh Hào, tiền đạo này cũng lâm vào cảnh khánh kiệt vì bản thân và người thân không biết giữ tiền. Sau khi chia tay Việt Nam, Abass phải vất vả nhờ người xin thị thực Mỹ vào làm cho một hãng sản xuất ôtô.

    Ông Châu cho rằng các ngoại binh châu Phi tại Việt Nam có mức lương trung bình từ 6.000 đến 7.000 USD/tháng, chưa kể lót tay. Đây là số tiền họ không thể kiếm được nếu ở lại quê hương. Việc kiếm tiền quá dễ khiến họ nghĩ rằng mình có thể giữ được thu nhập như thế năm này qua năm khác, nên tiêu xài rất hoang phí. Có lần một cầu thủ châu Phi vừa nhận xong tiền đã mua ngay cho mình 3 chiếc iPhone mới cóng. Họ không suy nghĩ thấu đáo để lo cho tương lai.

    Bế tắc sau khi thất nghiệp

    Ông Châu không lạ trường hợp của Pen vì vợ cựu cầu thủ này là đồng nghiệp của ông. Thời đỉnh cao, tiền vệ này từng nhận lương 6.000 đến 7.000 USD/tháng. Tuy nhiên, anh cũng không gặp may khi CLB Kiên Giang giải thể, bản thân anh bị xù khoản tiền chừng 1 tỷ đồng. Sau khi chia tay Đồng Nai, cựu cầu thủ này không có CLB nào để đầu quân.

    Theo ông Châu sau khi thất nghiệp và trắng tay, các ngoại binh châu Phi có cuộc sống bế tắc. Ông nói: “Nếu về quê hương, họ không có nghề nào để kiếm được nhiều tiền như tại Việt Nam. Còn ở lại, họ rất khó để cạnh tranh với các cầu thủ khác. Vì thế nhiều người sau khi giã từ sân cỏ đã chuyển sang buôn bán quần áo với thu nhập bấp bênh. Còn nếu không đủ bản lĩnh, rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội”.

    Người đại diện cầu thủ này tiết lộ với các ngoại binh châu Phi, rất dễ nhận biết họ thuộc nhóm có thu nhập cao hay thấp. Nếu kiếm được nhiều tiền, họ thường ở bên quận 7. Còn khi sa cơ, họ kết thân với những thanh niên châu Phi thất nghiệp, hư hỏng tụ tập ở các khu vực ở các đường Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, Bùi Viện (quận 1).

    Trước trường hợp của Pen, bóng đá Việt Nam cũng lùm xùm vụ việc một cầu thủ nhập tịch gốc Nigeria ruồng rẫy vợ con. V-League hiện tại, suất ngoại binh cũng không còn nhiều như trước nên là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, câu chuyện của Pen là lời cảnh tỉnh cho nhiều cầu thủ châu Phi trong việc kiếm tiền chính đáng và thật sự biết quý trọng công sức mà mình đã bỏ ra.

    Hoàng Tâm | 19:00 11/04/2018
    Chia sẻ

    Loading...