MỚI NHẤT :
  • Real Madrid sẵn sàng trả 50 triệu euro, cướp mục tiêu của Barca
  • 3 điểm đáng chú ý của Barca trước trận đấu với Valencia
  • Hậu vệ Tottenham: “Arsenal không hay hơn chúng tôi”
  • Rivaldo chỉ cách để Việt Nam dự World Cup, giải bóng đá Nữ VĐQG khai mạc ngày 1/5
  • 3 ngôi sao khiến Erik ten Hag đặc biệt đau đầu ở phiên chợ hè 2024
  • "Sẽ rất tuyệt vời nếu Salah ở lại Liverpool"
  • Chiến thuật đặc trưng của Chelsea mùa này
  • Khả năng cao Greenwood gia nhập Gã khổng lồ châu Âu
  • Đội bóng của thầy Park thắng hủy diệt, Việt Nam tụt hạng thê thảm
  • Đấu súng cân não, Thanh Hóa vượt qua Hải Phòng để vào bán kết Cúp QG
  • Liverpool mong đợi Salah 'suy nghĩ lại'
  • 3 điều đáng chú ý trước trận đấu PSG vs Dortmund
  • Vì sao Arsenal xứng đáng vô địch Ngoại hạng Anh 2023/24?
  • Ian Wright chỉ ra điểm mạnh của Nicolas Jackson
  • Barca nhắm 3 tiền vệ đẳng cấp
  • Erik ten Hag và "4/5 kiếp nạn" cuối cùng tại Man United
  • Những “trò hề” của Arsenal không thể tiếp tục tái diễn
  • Báo Indonesia: Thầy trò HLV Shin Tae-yong chơi bẩn nhất U23 châu Á
  • Bạn gái của Bellingham đẹp thứ 145 ở Hà Lan
  • Thua đau Arsenal, Kulusevski chỉ ra điểm khác biệt giữa hai đội
  • Odegaard ca ngợi hết lời chiến binh Pháo thủ
  • Arsenal, Man United tranh trung vệ 55 triệu bảng
  • Jadon Sancho đang mang đến niềm vui hiếm hoi cho Man United
  • Chuyển nhượng 29/04: Man Utd sẵn sàng ký tiền vệ đẳng cấp; Thương vụ kỷ lục Premier League có thể nổ
  • Liệu Man City đã sẵn sàng sống xa De Bruyne?
  • CHÍNH THỨC! Thiago Silva xác nhận rời Chelsea vào cuối mùa
  • Đội hình tiêu biểu Premier League vòng 35: Havertz góp mặt
  • Thần đồng Argentina có quyết định cho cả châu Âu
  • Sự thống trị tuyệt đối của PSG tại Ligue 1
  • Pep Guardiola: "Tôi trông chờ Arsenal thất bại"
  • Man City toát mồ hôi vì Ederson
  • Ten Hag coi chừng, Tuchel muốn quay lại Anh
  • Báo Indonesia nghĩ đến đối thủ của thầy trò HLV Shin Tae-yong ở Olympic
  • Nâng cấp hàng thủ, Man Utd nhận báo giá ở vụ trung vệ thép
  • Kimmich "e ngại" 1 ngôi sao bên phía Real
  • HLV Kim Sang-sik dẫn dắt ĐT Việt Nam; 'Cầu thủ U23 cả tháng không đá phút nào'
  • Neville: Pochettino xứng đáng ở lại Chelsea
  • Nữ cầu thủ "OnlyFans" khoe vẻ đẹp chết người
  • Bạo loạn trước trận Tottenham - Arsenal
  • Tân HLV ĐT Việt Nam được hưởng mức lương bao nhiêu?
  • Bình luận: Brazil - Một “cái chết bất tử”

    20:38 Thứ tư 15/06/2016 | 2

    BongDa.com.vn “Tôi chỉ sợ chết chứ không sợ bị sa thải,” Dunga nói sau khi Brazil thua Peru và bị loại khỏi Copa America 2016. Chưa đầy 24h sau, ông nhận trát sa thải.

    "Nạn nhân" của Dunga và CBF. Ảnh: Internet.

    Joga Bonito đâu rồi?

    Brazil và bóng đá luôn là 2 từ đồng nghĩa. Brazil đồng nghĩa với những trận đấu đẹp và những con người nổi trội về kỹ thuật, chiến thuật tinh tế và sự ngẫu hứng như một bản năng tự nhiên. Lịch sử bóng đá Brazil ở cấp độ quốc tế lẫy lừng và phong phú. 5 chức vô địch World Cup đã sản sinh ra rất nhiều những huyền thoại như Leonidas da Silva, Garrincha, Pele, Zico, Socrates, Ronaldo, và những khoảnh khắc không thể nào quên.

    Thứ di sản đó đang đối mặt với nguy cơ “tuyệt chủng” khi trở thành những ký ức xa xôi. Tại kỳ Copa America nhân sự kiện 100 năm thành lập, Peru và bàn thắng gây tranh cãi của Raul Ruidiaz đã loại Brazil ngay từ vòng đấu bảng.

    Có thể là một tình huống không công bằng, nhưng người Brazil không thể oán hờn trọng tài Andres Cunha hay cầu thủ đối phương. Đó là hậu quả tiếp theo của một cái chết mà giới chuyên môn đã từng nói tới từ lâu. Cái chết của “Joga Bonito”.

    Joga Bonito rất đơn giản chứ chẳng có gì đặc biệt. Đó không phải là một lối chơi hay một chiến thuật nào. Joga Bonito đơn giản chỉ là “chơi đẹp”. Chơi đẹp trong động tác, chơi đẹp trong tư tưởng, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tâm lý cạnh tranh nào. Đẹp trong sự phóng khoáng, tự nhiên và hoang dã…

    Nhưng nhiều năm rồi, người yêu bóng đá Brazil đặt câu hỏi: “Joga Bonito đâu rồi?”

    Peru chưa từng thắng Brazil tại giải đấu khu vực kể từ năm 1975, nhưng trong giải đấu mang tính chất kỷ niệm, Selecao nhận thất bại như một cú sốc để kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ 3. Quả là đen cho Brazil, đây là giải đấu không có quy định dành cho các đội đứng thứ 3 có thành tích tốt như thường lệ.

    Trách ai khi họ không thể ghi bàn vào lưới Ecuador, dội cơn mưa bàn thắng vào Haiti, rồi lại thất bại trước Peru? Còn ai khác nữa? Dunga, người ngồi trên chiếc ghế của thuyền trưởng. Ai nữa? Những người ngồi trên ghế quan chức của LĐBĐ nước này (CBF).

    Ở Dunga không có khái niệm bóng đá đẹp. Ảnh: Internet.

    Ở Dunga không có khái niệm bóng đá đẹp. Ảnh: Internet.

    Kể từ sau chức vô địch thế giới năm 2002, Brazil chỉ có thêm 2 danh hiệu nữa là Copa America vào năm 2004 và 2007. Nhưng với Carlos Alberto Parreira (2004) và Dunga (2007), đó hoàn toàn không phải là chiến thắng của Joga Bonito. Nên nhớ, Parreira từng là thầy của Dunga cùng Brazil giành chức vô địch World Cup 1994 trên đất Mỹ.

    Mỹ là nơi nâng họ lên, Mỹ cũng là nơi dìm họ xuống!

    World Cup 2006, giải đấu mà Brazil vẫn còn Ronaldinho, Ronaldo, Kaka, Roberto Carlos, Cafu, Robinho – những siêu sao hoàn toàn có thể hướng theo Joga Bonito. Nhưng khi “đầu lĩnh” Parreira không có thiên hướng chơi đẹp, nên Brazil phải dừng bước ở tứ kết trước Pháp.

    World Cup 2010, trong tay Dunga, Selecao cũng chỉ vào được đến tứ kết, dù vẫn có Kaka, Robinho, Maicon.

    Thực ra, đã từng có giai đoạn người hâm mộ và giới chuyên môn nghĩ rằng, cho dù là bất kỳ ai ngồi trên ghế HLV thì Brazil vẫn biết cách giải quyết các trận đấu bằng các ngôi sao, bằng kỹ thuật, bằng sự ngẫu hứng,… Nhưng hơn 1 thập kỷ trở lại đây người ta mới thấy điệu Samba mất đi bản sắc.

    Các cầu thủ tỏa đi khắp nơi trên thế giới và chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi bóng đá hiện đại đòi hỏi sự chặt chẽ, chính xác và ít mạo hiểm. Rồi khi người ngồi trên ghế huấn luyện cũng không ưa sự mạo hiểm thì trong trang phục Vàng-Xanh không phải là các Vũ công nữa. Họ trở thành các “chiến binh”, chiến đấu một cách vụng về, gượng ép, khô cứng, không dám cãi lệnh.

    Neymar là một ngoại lệ của Dunga. Anh cũng là một ngoại lệ so với tất cả các cầu thủ Brazil đang chơi bóng ở châu Âu, khi dám giữ cho mình phẩm chất chảy trong huyết quản của một người Brazil, bất chấp sự chỉ trích, bất chấp “đòn thù” và sự ghét bỏ khi mà người ta không “chơi bóng” nữa.

    Chỉ còn lại Neymar giữ trong mình bản sắc của Vũ công Samba. Ảnh: Internet.

    Chỉ còn lại Neymar giữ trong mình bản sắc của Vũ công Samba. Ảnh: Internet.

    World Cup 2014 trên sân nhà là một thảm họa, dù người ngồi ghế HLV là Luiz Felipe Scolari. Nhưng nên nhớ, Neymar bị loại khỏi cuộc chơi từ vòng tứ kết vì chấn thương ở trận gặp Colombia.

    Copa America năm ngoái, Neymar bị treo giò tại tứ kết và Brazil thua Paraguay trên chấm 11m.

    Copa America năm nay, không Neymar, không cơ hội. Bài test về khả năng không phụ thuộc vào Neymar đã thất bại nặng nề. Đó là một Brazil không định hướng, không mục đích. Giới chuyên môn phân tích rằng, Dunga đã cố gắng chuyển sang lối đá kiểm soát bóng thay vì phản công nên ông đáng được khen ngợi, tuy vậy, cần nhớ rằng, các đối thủ của Brazil ở vòng bảng đều bị đánh giá dưới cơ nên việc Brazil phải chủ động là đương nhiên.

    Hãy trở về với ngày xưa

    Bóng đá Brazil không thiếu tài năng, nhưng quan trọng là hướng đi sai lầm bắt nguồn từ những người có trách nhiệm. Các nhà lãnh đạo của CBF hoạt động với một tư tưởng độc đoán, hướng về mục tiêu tài chính, chấp nhận bất kỳ lời đề nghị nào đem lại tài chính và sẵn sàng ép buộc sử dụng các ngôi sao mà đối tác yêu cầu. Không có một chiến lược dài hạn nào cả. Không cần đẹp.

    Chỉ cần có tiền, CBF chạy theo xu hướng thành tích, nên sau thất bại của Dunga ở World Cup 2010, rồi Mano Menezes ở Copa America 2011, Scolari – người từng giành chức vô địch thế giới năm 2002 cho Selecao, được bổ nhiệm trở lại. Nhưng với ông, Brazil bị Đức vùi dập 7-1 tại bán kết World Cup 2014. Rồi Dunga trở lại. Và lại sa thải sau 2 năm.

    Có vẻ như, trước sức ép của những người yêu bóng đá Brazil, CBF nghĩ rằng, thành tích sẽ xóa đi những đòi hỏi về bóng đá đẹp, quên đi nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ. Một lựa chọn sai lầm. Vì nếu muốn xem những “chiến binh”, người ta muốn tìm đến Chile hay Uruguay chứ không phải là “chiến binh nửa mùa” của Selecao.

    Hãy trả lại bóng đá đẹp cho người hâm mộ Brazil. Ảnh: Internet.

    Hãy trả lại bóng đá đẹp cho người hâm mộ Brazil. Ảnh: Internet.

    Dunga thì chẳng có gì, tầm nhìn xa hay quan niệm bóng đá đẹp. Các cầu thủ thi đấu trong nước có quá ít cơ hội để phục vụ ĐTQG, nên dễ hiểu vì sao họ nhanh chóng muốn tìm tới châu Âu, để rồi lại trở thành “những cỗ máy”.

    Mùa Hè này, bóng đá Brazil hướng đến Huy chương vàng tại Olympic tổ chức tại Rio de Janeiro nên Neymar sẽ trở lại. Nhưng ngay cả khi có đăng quang ở đó thì cũng không thể làm thay đổi tình trạng bi đát của bóng đá Brazil hiện tại.

    Họ cần phải thay đổi. Bằng cách “trở về với ngày xưa”, sống với chính mình thay vì phải cố gắng bắt chước kẻ khác. Đương nhiên, mọi sự thay đổi cần phải đánh đổi. Chẳng phải chính họ đã từng đi qua giai đoạn đầy khó khăn từ năm 1971 đến 1993 đó sao? Nhưng khi đó, Joga Bonito vẫn được duy trì. Chờ ngày trở lại.

    Giờ thì “cái chết” của Dunga đã trở thành “bất tử” khi mãi được nhớ tới với 2 giai đoạn góp phần phá hoại bóng đá Brazil. Nhưng đó là cần thiết.

    Như chú phượng hoàng lửa bùng cháy để hồi sinh từ đống tro tàn, người Brazil lại hy vọng Joga Bonito hồi sinh!

    Tổng hợp | 16:59 15/06/2016
    Chia sẻ

    Loading...