MỚI NHẤT :
  • Sao trẻ tỏa sáng, Real định đoạt cuộc đua tại La Liga
  • Lý do phũ phàng khiến Rashford vẫn ở lại M.U
  • Here we go! Liverpool có HLV mới
  • Man United cuối cùng cũng có thể sở hữu Frenkie de Jong
  • Klopp vẫn lạc quan về hy vọng vô địch của Liverpool
  • HLV Hoàng Anh Tuấn chỉ ra 3 điều tiến bộ của U23 Việt Nam
  • Pochettino bày tỏ nguyện vọng với giới chủ Chelsea
  • Hóa "tội đồ" của U23 Việt Nam, Quan Văn Chuẩn bày tỏ sự thất vọng
  • HLV Hoàng Anh Tuấn: Tôi hài lòng về màn thể hiện của các cầu thủ
  • CHÍNH THỨC! Leicester City thăng hạng Premier League
  • Đấu Tottenham, Arteta yêu cầu các học trò 1 điều
  • Erik ten Hag thông cảm cho Marcus Rashford
  • 5 điểm nhấn U23 Việt Nam 0-1 U23 Iraq: Nỗi đau phạt đền; Ngước nhìn Indonesia
  • Văn Chuẩn sai sót, U23 Việt Nam tan giấc mơ Olympic
  • Thương vụ hoàn hảo của Man Utd
  • Rõ 'quân bài trong tay áo' của U23 Việt Nam
  • Giải mã các cơn mưa bàn thắng tại Premier League những mùa gần đây
  • Nhìn lại những năm tháng lạc lối của Van Gaal tại Manchester United
  • Báo Iraq công khai suy nghĩ về thực lực của U23 Việt Nam
  • "Tôi mong đợi tiếp tục sự nghiệp ở Barca, nhưng nó đã không xảy ra"
  • Báo Trung Quốc nói thẳng cơ hội của U23 Việt Nam trước Iraq
  • Arteta ấn tượng với HLV Tottenham
  • Pochettino: "Một thảm họa"
  • Vượt qua 3 hiểm họa cuối, Arsenal xứng đáng vô địch Ngoại hạng Anh
  • Những thương vụ bán người cho thấy sự khôn ngoan của Liverpool
  • Barca chốt thỏa thuận 5 năm, dành lương khủng cho thần đồng
  • Jim Ratcliffe vừa gây hoang mang tại Man Utd
  • Cú hích tiếp lửa đua vô địch cho Arsenal ập đến
  • Tin tốt từ Cole Palmer
  • Làm cách nào để Casemiro cứu vãn sự nghiệp ở Manchester United?
  • "Thật vô nghĩa nếu bán Rashford"
  • Định mệnh dang dở vẫn gọi tên Liverpool
  • Rivaldo đã đến Việt Nam
  • Pochettino báo tin vui cho CĐV Chelsea
  • BLV Quang Huy chỉ ra sự khác biệt trên hàng công U23 Việt Nam
  • Havertz là chữ ký vô giá của Arsenal
  • Almeria chứng minh tiền bạc không đi đôi với thành công
  • 10 cầu thủ bị đánh giá tệ nhất M.U 10 năm qua
  • Gary Neville dự đoán đại chiến Tottenham vs Arsenal
  • Cú hích Palmer xuất hiện, Jackson gây bất ngờ trên sân tập Chelsea
  • Từ Depay đến Janssen, vì sao bóng đá Hà Lan khủng hoảng?

    06:02 Thứ sáu 10/02/2017 | 2

    BongDa.com.vn 2 năm trước, Memphis Depay còn là tài năng tấn công xán lạn của bóng đá Hà Lan. Làm mưa làm gió ở giải vô địch quốc gia (Eredivisie) trong màu áo PSV Eindhoven, Depay đến Manchester United (ở tuổi 21) với rất nhiều kỳ vọng.

    Nhưng bây giờ, Depay đã đến Olympique Lyon, và có thể đang hối hận vì quyết định rời đi 2 năm trước. Sau Depay một năm, tức mùa hè năm trước, Vincent Janssen cũng là tài năng tấn công hứa hẹn của bóng đá Hà Lan. Giống như Depay, anh cũng ghi bàn liên tục tại Eredivisie, trong màu áo AZ Alkmaar. Đến Tottenham Hotspur ở tuổi 22, Janssen giờ chỉ có 4 bàn cho CLB thành London, từ 4 quả penalty.

    Từ Depay đến Janssen, vì sao bóng đá Hà Lan khủng hoảng? - Bóng Đá

     Depay rời Man Utd trong thất bại

    Và ở lần tới, cái danh xưng 'tài năng tấn công hứa hẹn bóng đá Hà Lan' có lẽ sẽ không làm nhiều câu lạc bộ ở châu Âu xao xuyến.

    Có chuyện gì đó tồi tệ đang xảy ra với các tài năng trẻ Hà Lan. 15 năm trước, họ là nơi sản sinh nhiều ngôi sao cho các câu lạc bộ lớn nhất thế giới. Bây giờ, vị trí đó dường như đã thuộc về người láng giềng Bỉ. Thất bại ở vòng loại EURO 2016 đã tô đậm cuộc khủng hoảng này.

    Người Hà Lan từng tự hào họ là quốc gia sáng tạo nhất thế giới bóng đá. Nhưng bây giờ vị trí đó có lẽ thuộc về người Đức. Hệ thống đào tạo trẻ của bóng đá Hà Lan, nói như cây viết lừng danh Simon Kuper, đang có vấn đề.

    Người Hà Lan đã ngừng tư duy. Họ không còn sở hữu những nhà tư tưởng lớn của bóng đá như Johan Cruyff, hay trước đó là Rinus Michels nữa.

    Khi Stefan de Vrij được gọi lên tuyển lần đầu, anh nhận ra người đá cặp với mình, Ron Vlaar (khi ấy đang chơi cho Aston Villa) dường như thuộc một thế giới khác. Cầu thủ trẻ trưởng thành từ lò đào tạo của Feyenoord chơi bóng như một cậu nhóc chập chững bước vào nghề. Lò đào tạo trẻ của Feynenoord không đào tạo các bài tập thể lực và nâng cao thể hình đủ để De Vrij có thể đương đầu với các tiền đạo đối phương. Và đó chỉ là một lỗ hổng nhỏ trong công tác đào tạo trẻ của bóng đá Hà Lan lúc này.

    Rory Campbell, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của West Ham, tin rằng khi một cầu thủ ở Eredivisie tỏa sáng, khó có thể dự đoán khả năng của họ tại Ngoại hạng Anh. Một màn trình diễn ở giải vô địch quốc gia Bỉ còn được đánh giá là chất lượng hơn.

    Theo Campbell, đó là bởi vì bóng đá Hà Lan có tốc độ quá chậm, cầu thủ có quá nhiều thời gian để xử lý bóng, và vì thế, những cầu thủ như Depay khi đến Ngoại hạng Anh, bị sốc. Depay và Janssen không cô đơn, những cái tên như Alfonso Alves, Alfred Finnbogason hay Mateja Kezman - những cây săn bàn hàng đầu của giải Hà Lan cũng từng bị sốc trước đó.

    Từ Depay đến Janssen, vì sao bóng đá Hà Lan khủng hoảng? - Bóng Đá

     Wijnaldum có lẽ là cầu thủ Hà Lan hiếm hoi đang chơi tốt

    Ở mùa giải này, giải VĐQG Hà Lan chào đón sự trở lại của Marco van Ginkel (Chelsea), Siem de Jong và Tim Krul (Newcastle), Alexander Buttner (Dynamo Moscow), Ricky van Wolfswinkel (Norwich), Steven Berghuis (Watford), Kevin Diks (Fiorentina), Oussama Assaidi (Al-Ahli), Ouasim Bouy (Palermo) và vài cầu thủ vô danh khác. Điểm chung của hầu hết họ là gì? Có lẽ là đều thất bại

    Tương tự như cầu thủ, các huấn luyện viên Hà Lan cũng không còn tạo danh tiếng trên thế giới. HLV duy nhất được thế giới đánh giá cao - và đang dẫn dắt một CLB hàng đầu có lẽ là Ronald Koeman, ở tuổi 53.

    Dĩ nhiên người Hà Lan vẫn còn đó Georginio Wijnaldum (Liverpool), Virgil van Dijk (Southampton) và Marten de Roon (Middlesbrough) để mà trông mong. Cả ba đang gây ấn tượng tại Ngoại hạng Anh. Nhưng De Roon, trong một buổi phỏng vấn với tạp chí nổi tiếng của Hà Lan, Voetbal International bảo rằng "trình độ của Ngoại hạng Anh cao hơn giải Hà Lan tới 10 lần". So với Serie A (anh từng chơi cho Atalanta), là 3.

    Một thập niên trước, khi người Bỉ muốn làm bóng đá. Họ nhìn vào Pháp, Đức và Hà Lan. Họ sao chép mô hình của cả ba, và giờ nó cho thành quả. Hà Lan cần làm thế, họ cần bắt kịp dòng chảy của bóng đá thế giới. Hãy nhìn cái cách người Đức đào tạo trẻ. Họ sáng tạo hơn, khoa học hơn, và hiện đại hơn. Giống y như người Hà Lan 20-30 năm trước.

    Video màn trình diễn của Depay vs Nancy mới đây:

    Phương Thư - Thể Thao Việt Nam | 12:09 09/02/2017
    Chia sẻ

    Loading...