MỚI NHẤT :
  • "Tôi mong đợi tiếp tục sự nghiệp ở Barca, nhưng nó đã không xảy ra"
  • Báo Trung Quốc nói thẳng cơ hội của U23 Việt Nam trước Iraq
  • Arteta ấn tượng với HLV Tottenham
  • Pochettino: "Một thảm họa"
  • Vượt qua 3 hiểm họa cuối, Arsenal xứng đáng vô địch Ngoại hạng Anh
  • Những thương vụ bán người cho thấy sự khôn ngoan của Liverpool
  • Barca chốt thỏa thuận 5 năm, dành lương khủng cho thần đồng
  • Jim Ratcliffe vừa gây hoang mang tại Man Utd
  • Cú hích tiếp lửa đua vô địch cho Arsenal ập đến
  • Tin tốt từ Cole Palmer
  • Làm cách nào để Casemiro cứu vãn sự nghiệp ở Manchester United?
  • "Thật vô nghĩa nếu bán Rashford"
  • Định mệnh dang dở vẫn gọi tên Liverpool
  • Rivaldo đã đến Việt Nam
  • Pochettino báo tin vui cho CĐV Chelsea
  • BLV Quang Huy chỉ ra sự khác biệt trên hàng công U23 Việt Nam
  • Havertz là chữ ký vô giá của Arsenal
  • Almeria chứng minh tiền bạc không đi đôi với thành công
  • 10 cầu thủ bị đánh giá tệ nhất M.U 10 năm qua
  • Gary Neville dự đoán đại chiến Tottenham vs Arsenal
  • Cú hích Palmer xuất hiện, Jackson gây bất ngờ trên sân tập Chelsea
  • Jamie Carragher loại Arne Slot, chỉ ra người phù hợp thay thế Klopp
  • Báo Indo chỉ ra nhân tố nguy hiểm nhất của U23 Việt Nam trước Iraq
  • Camavinga là món quà vô giá mà Real có được
  • Liệu có thêm một Erik ten Hag nữa ở Ngoại hạng Anh?
  • Chuyển nhượng 26/04: Mức giá Olise, M.U đẩy đi hàng loạt; Arsenal chốt 2 tiền vệ
  • Jurgen Klopp đánh giá cao Arne Slot
  • Xavi gọi trở lại 'lính đánh thuê' tài năng
  • Người cũ muốn M.U học theo Arsenal
  • Liverpool ra giá 51 triệu bảng cho sao trẻ Bundesliga
  • Làm nên lịch sử, HLV Indo nói thẳng thực lực của ĐT Việt Nam
  • 5 ngôi sao chủ chốt của Man United mùa tới: Scholes 2.0
  • Ajax muốn "giải cứu" Erik ten Hag
  • Juve bạo chi để mua người thay thế Szczesny
  • Thánh Iker nhận định trận Derby London - 28/04 “Tottenham Vs Arsenal: Buộc phải thắng để nuôi hy vọng”
  • Báo Hàn sốc nặng; U23 Indonesia được ca ngợi hết lời
  • Vợ sao Atletico nóng bỏng trong bộ bikini
  • 5 cái tên có thể rời Bayern sau mùa giải này
  • Arsenal tranh mua tiểu Messi với Chelsea, M.U
  • Xavi đón 'tân binh' đầu tiên trong mùa hè 2024
  • Hà Lan sa sút: "Ở kinh đô mà nhớ kinh đô"

    23:36 Thứ ba 10/10/2017 | 1

    BongDa.com.vn Amsterdam Arena từng chứng kiến vô vàn kỉ niệm đẹp của bóng đá Hà Lan cũng như đội bóng Ajax Amsterdam. Tuy nhiên, những ngày tháng ấy giờ chỉ có thể lục tìm trong dĩ vãng.

    1. "Vùng đất thấp" và căn bệnh tự mãn

    Vòng quay lịch sử ghi nhận, Hà Lan là nơi có cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của châu Âu. Ngay vào năm 1566, người dân vùng đất Netherlands đã nổi dậy để phá vỡ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha. Đây cũng là cuộc khởi nghĩa mở đường để chủ nghĩa tư bản phát triển như vũ bão, lan sang các nước lân cận như Anh, Pháp và cả cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ sau này. 

    Hà Lan sa sút:

     Bao giờ Hà Lan mới lấy lại vị thế xưa?

    Cũng trong thế kỉ XVI, các thương nhân Hà Lan đã đi buôn bán khắp nơi trên thế giới, trong đó có ghé lại thương cảng Hội An sầm uất. Họ cũng từng mang quân đi xâm lược Indonesia, Đài Loan và sở hữu cơ số thuộc địa ở châu Á. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, đế quốc Hà Lan ngày càng "già yếu" so với người Ăng-lê hay Germain. Cuối cùng, ta chỉ nghe thấy loáng thoáng rằng: Anh Quốc là đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn, Pháp là đế quốc cho vay lãi. Còn Hà Lan thực sự rất tù mù!

    Có chăng, họ chỉ là những người đầu tiên khám phá ra mũi Hảo vọng, hoặc những người sinh sống ở mảnh đất dưới mực nước biển. Căn bệnh tự mãn khiến Hà Lan chỉ là người khám phá ra những vùng đất mới, chứ không thể chinh phục chúng triệt để như những người láng giềng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Anh Quốc đã làm được sau những cuộc phát kiến địa lí. 

    Trở lại với câu chuyện bóng đá của xứ hoa Tulip, họ là quốc gia sản sinh là triết lí bóng đá tổng lực (hiểu nôm na là cùng nhau tấn công, cùng nhau phòng ngự). Tuy nhiên, bộ óc thiên tài của Rinus Michels và đôi chân ma thuật của Johan Cruyff cũng chỉ giúp người Hà Lan trở thành những kẻ về nhì vĩ đại ở hai kì World Cup liên tiếp (1974 và 1978).

    Sau này, Dennis Bergkamp hay Robin Van Persie dẫu có cố gắng cũng không thể duy trì được một "cơn lốc màu da cam" đúng nghĩa. Thậm chí, khi nhận ra căn bệnh tự mãn đã ăn sâu vào máu, Hà Lan mới bất đắc dĩ thay đổi. Họ túng thế "cầu cứu" cả sự "thực dụng nửa mùa" của Louis Van Gaal. Dĩ nhiên, người Hà Lan vĩnh viễn không bao giờ tìm lại được đỉnh cao. Tây Ban Nha (2010) hay Argentia (2014) đơn giản là đẳng cấp hơn một Hà Lan già cỗi, cũ kĩ. 

    2. "Ở kinh đô mà nhớ kinh đô"

    Đêm nay, sân Amsterdam Arena có lẽ sẽ chứng kiến một chương đen tối nhất trong lịch sử, khoảnh khắc Hà Lan không thể đến với ngày hội lớn nhất hành tinh. Trong năm vạn khán giả trên sân, nhiều người đã từng may mắn chứng kiến những pha đi bóng của "Thánh Johan", gần hơn, họ cũng kịp khắc sâu trong đầu sự tinh tế của "Người Hà Lan không bao giờ bay" - Bergkamp. Còn hiện tại, Hà Lan có gì đáng nhớ? Một tập thể "lính đánh thuê" rải rác khắp châu Âu, hay một lò Ajax "hữu danh vô thực"?

    Hà Lan sa sút:

     Hà Lan buộc phải có một cuộc cách mạng. 

    Nhìn sang đất nước Iceland nhỏ bé, họ vừa là quốc gia có dân số ít nhất từng giành được quyền tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Theo thống kê, dân số của đảo quốc này hiện nay chỉ có khoảng 334.000 người. Thậm chí, HLV trưởng của Iceland ngoài bóng đá còn phải kiêm thêm nghề nha sĩ. Tiềm lực tài chính, nhân sự của Iceland quả thực quá khập khiễng khi đem so với Hà Lan. Song, chỉ trong vòng 5 năm ngắn ngủi, họ đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Đây là một điều mà người Hà Lan buộc phải học hỏi. 

    Đi đầu trong các phát kiến chưa hẳn là tốt. Quan trọng, họ phải sống và ứng phó với thực tại thế nào để không "ngủ quên trên chiến thắng". Đập đi xây lại chưa bao giờ là muộn với bóng đá Hà Lan. Hơn bao giờ hết, họ cần có sự kiên định của các chiến binh Viking để vạch ra một lộ trình dài hơi nhằm cứu vãn nền bóng đá đang tụt hậu so với các đối thủ trong khu vực. 

    Đến đây tôi lại nhớ đến một bài thơ Hai-cư của Nhật Bản:

    Chim đỗ quyên hót
    ở Kinh đô
    mà nhớ Kinh đô.

    Tác giả viết những câu này khi trở về Kyoto sau nhiều năm phiêu bạt. Có cảm giác, các khán giả trên sân Amsterdam Arena đêm nay cũng vậy. Họ đến sân để gắng xem đội nhà thắng Thụy Điển với tỉ số không tưởng 7-0. Nhưng thực tế, "Hà Lan bay" của họ đã "chết" cách đây nhiều năm rồi. Thế nên, ở "kinh đô", mà nhớ "kinh đô"... vô hạn!

    Những năm tháng hoàng kim của bóng đá Hà Lan:

    Ngọa Long - Thể thao Việt Nam | 22:16 10/10/2017
    Chia sẻ

    Loading...