MỚI NHẤT :
  • Barca muốn Xavi “bình tĩnh hơn”
  • 10 thống kê Brighton 0-4 M.C: De Zerbi "hết phép"; Lần đầu cho De Bruyne
  • Arsenal xác định 2 mục tiêu cho vị trí tiền vệ phòng ngự
  • Guardiola lấy Liverpool làm bài học
  • Klopp từ chối sao Chelsea, xem Nunez là chân ái
  • Hai lý do khiến Liverpool tin tưởng Slot
  • Dàn Wags tuyệt đẹp của Arsenal và Tottenham
  • TMGM mang chiếc áo “hiếm” có đầy đủ chữ ký cầu thủ Chelsea về Việt Nam
  • "Hy vọng Messi, Suarez, Neymar cũng thích chơi bóng với tôi"
  • Ten Hag đã biết sai với Garnacho
  • Xavi "quay xe", Ancelotti phá vỡ im lặng
  • Hạ gục U23 Hàn Quốc, báo Indonesia tung hô trọng tài
  • Thêm lời xác nhận, Liverpool coi như có HLV mới
  • Jude Bellingham là bản hợp đồng của mùa giải
  • HLV Hoàng Anh Tuấn đã có bài giúp U23 Việt Nam chống Iraq?
  • Truyền thông Hàn Quốc phẫn nộ trước bi kịch mang tên Indonesia
  • De Bruyne vẫn là cầu thủ đẳng cấp nhất Premier League
  • 5 ngôi sao Pep Guardiola sẽ thanh lý trong mùa hè
  • Milan sẽ nhận được gì nếu mua Ceballos?
  • Đâu là vị trí phù hợp với Olise nếu chuyển tới M.U?
  • Barca đón tin vui từ Liverpool
  • Arsenal cạnh tranh Liverpool cho tiền đạo 100 triệu euro
  • Chức vô địch của Inter là bài học cho M.U và cả EPL
  • "Chelsea có điên mới sa thải Pochettino"
  • 5 khoảnh khắc ấn tượng nhất của Bellingham ở Real Madrid và tuyển Anh
  • Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Iraq: Canh bạc tất tay
  • Những cái tên đang cạnh tranh cho tấm vé dự cúp C1 mùa sau
  • Thắng áp đảo, Guardiola vẫn khâm phục bại tướng
  • Diễn biến mới vụ Chelsea - Benjamin Sesko
  • Lợi thế của Arsenal ở cuộc đua vô địch
  • Giúp U23 Indonesia vào bán kết, HLV Shin Tae-yong yêu cầu Hàn Quốc làm 1 điều
  • Cesc Fabregas: Arsenal giờ đã khác
  • Ethan Wheatley: "Bruno nói sẽ cố gắng giúp tôi ghi bàn"
  • Foden cân bằng kỷ lục của Haaland và Messi
  • Ancelotti giải đáp dấu hỏi về Bellingham và Rodrygo
  • “Đó là điều cậu ấy cần để sánh ngang với Bergkamp”
  • Sau Xavi, Barca sắp công bố hợp đồng mới
  • Man Utd chạm cột mốc khủng
  • Milan vồ hụt HLV Porto
  • 4 lý do dẫn tới quyết định tiếp tục hợp đồng giữa Xavi và Barca
  • Đội tuyển Anh và sự bất ổn tâm lý từ đôi chân "ma thuật" của Ronaldinho

    14:54 Thứ năm 10/05/2018

    BongDa.com.vn Đã gần 16 năm sau cái ngày định mệnh đó, đội tuyển Anh giờ đây vẫn miệt mài tìm lại ánh hào quang mà đáng lẽ ra họ xứng đáng được hưởng.

    Nguyên nhân đầu tiên

    Trận đấu này được mô tả như một cuộc thư hùng trong mơ giữa hai nền bóng đá lớn bậc nhất thế giới thời điểm đó. Lớn không chỉ vì đây là trận đấu đáng chú ý nhất vòng tứ kết mà còn là cuộc đối đầu giữa những danh thủ hàng đầu thế giới, một bên phần nhiều chơi tại La Liga còn một bên chủ yếu lại chơi tại giải ngoại hạng Anh. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ nói lên sức nóng của trận cầu này.

    Nói là đội tuyển Brazil nhỉnh hơn Tam sư cũng đúng mà nói họ "ngang phân" thì cũng chẳng có gì quá lời. Diễn biễn của trận đấu cũng thế, Brazil dù giành phần thắng nhưng về thế trận họ cũng không tỏ ra quá vượt trội so với đội bóng áo trắng.

    Đội tuyển Anh và sự bất ổn tâm lý từ

     Tình huống Michael Owen ghi bàn vào lưới Brazil ở World Cup 2002.

    Thậm chí, những người Anh mới là những người ghi bàn mở tỉ số do công của Michael Owen. Thế nhưng sự tinh quái đến từ các cầu thủ Nam Mỹ đã khiến cho đội tuyển Anh một lần nữa ôm hận tại những giải đấu lớn.

    300 giây định mệnh

    Đầu tiên là bàn thắng gỡ hòa vào những phút bù giờ của hiệp một, nó bắt đầu từ việc bất cẩn của Paul Scholes bên phía tuyển Anh. Bóng sau đó đến chân của Ronaldinho, và chỉ có thế... một tốc độ xé gió cũng những pha lắc "hông" thương hiệu đã biến Ashley Cole thành "gã hề" trên sân bóng. Và rồi bóng được đưa đến đúng tầm cái chân trái của Rivaldo... tỉ số được cân bằng ở những giây cuối cùng hiệp một.

    Sang đến hiệp hai, ngay ở phút thứ 50 của trận đấu, tức là chỉ ít phút sau khi hiệp hai bắt đầu, giá như ông Felipe Ramos(Mexico) không thổi còi sau tình huống Scholes phạm lỗi với người về sau này là đồng đội của anh tại Man Utd - Kleberson. Và giá như Lucio thực hiện nhanh quả đá phạt tầm xa... thì có lẽ đã không có một siêu phẩm được thực hiện từ đôi chân ma thuật đó. Ronaldinho đã ghi một bàn thắng mà mãi về sau này, người Anh vẫn không thể quên... nó giống như những gì mà Diego Maradona đã từng làm với họ năm 1986.

    Đội tuyển Anh và sự bất ổn tâm lý từ

     Pha dứt điểm để đời của Ronaldinho vào lưới David Seman.

    Khoảng cách từ điểm đá phạt đến khung thành của David Seaman chừng 35m, mà ở thời đó ngoài "gã" đùi to Roberto Carlos thì đâu còn mấy ai mà dứt điểm ở khoảng cách xa như vậy.

    Ronaldinho cũng không phải mẫu cầu thủ ham dứt điểm từ quá xa, anh có lẽ đã không có ý định dứt điểm thẳng vào khung thành nhưng vì khi đó anh đã thấy được thủ thành tóc đuôi ngựa này đã dâng lên rất cao, chính xác là khoảng 3 mét so với vạch vôi. Trong bóng đá đỉnh cao, 3 mét là quá đủ để tạo nên một tình huống xuất thần.

    Rồi thì kết quả là vậy, nụ cười đã nở trên môi anh chàng 22 tuổi vì một siêu phẩm mà chính anh cũng không ngờ là mình sẽ làm. Seaman chỉ còn biết đứng ngao ngán, các đồng đội của ông thì cũng không biết phải làm gì, đơn giản vì cú dứt điểm này quá "ảo diệu". Nó đến từ đôi chân mà sau đó vài năm đã khiến người hâm mộ giới túc cầu phải "chết mê chết mệt" khi tạo ra những siêu phẩm, những tình huống ngẫu hứng trên sân, những cảm xúc không bao giờ có thể tái hiện từ bất cứ cầu thủ nào khác.

    Hệ quả tất yếu từ tâm lý bất ổn

    Đội tuyển Anh đã thất bại trước đội bóng về sau đã lên ngôi vô địch giải đấu mà đáng lẽ ra họ xứng đáng có được điều này từ 4 năm trước. Chẳng có gì đáng tiếc cả. Được thua một đội bóng của những cá nhân "không thuộc về thế giới này" là một chuyện đáng tự hào chứ không phải một điều gì đó u tối, dù cho những cá nhân của tuyển Anh chưa bao giờ là những người bình thường.

    Quả thực, giai đoạn đầu thế XXI là khoảng thời gian mà đội tuyển Anh, khi đó được dẫn dắt bởi chiến lược gia lão luyện người Thụy Điển -Sven-Göran Eriksson, đang sở hữu một dàn cầu thủ được coi là thế hệ vàng của bóng đá nước này với những danh thủ nổi tiếng như Beckham, Owen, Scholes....Với những con người như vậy, họ đâu thua kém đội bóng áo vàng xanh là mấy, ít nhất là về mặt con người.

    Đội tuyển Anh và sự bất ổn tâm lý từ

     Thế hệ vàng của tuyển Anh trong thế kỷ mới.

    Thế nhưng xưa nay, kể từ sau giai đoạn của Bobby Charlton, Tam sư luôn được chú ý đến rất nhiều không phải vì thành tích tập thể mà chủ yếu là những scandal không đáng có hoặc những bất ổn tâm lý trên sân cỏ. Thế hệ này cũng thế, họ luôn được đánh giá rất rất cao nhưng những thứ mà họ mang lại chỉ là nỗi thất vọng ê chề.

    Không chỉ World Cup 2002, toàn bộ những giải đấu lớn của họ về sau cũng đều mang đậm nét bất ổn tâm lý. Beckham "đá bay" luôn cả Euro 2004 của tuyển Anh bằng cú sút penalty thảm họa với Bồ Đào Nha. Trong khi Rooney thậm chí còn tài năng hơn cả Ronaldinho khi cùng độ tuổi, nhưng anh không giống Ronaldinho với một nụ cười luôn trên miệng. Rooney đá ném luôn cơ hội tiến sâu của đội bóng với tấm thẻ đỏ "ngu ngốc" cũng trong trận đấu với người Bồ ở World Cup 2006.

    Đội tuyển Anh và sự bất ổn tâm lý từ

     Beckham và Rooney trong những trận đấu với Bồ Đào Nha trong quá khứ.

    Euro 2008 thậm chí còn kinh khủng hơn khi Tam sư bị loại ở ngay "vòng gửi xe" khi chạm trán đội tuyển Croatia ngay trên sân nhà Wembley. Tới World Cup 2010, họ tiếp tục bị đội tuyển Đức "hành hạ" trong một ngày mà ngôi sao trẻ Thomas Muller ghi một cú đúp vào lưới David James.

    Euro 2012 cũng chẳng ngoại lệ, một Pirlo lão luyện đã khiến cả thế giới dậy sóng với củ Panenka để đời vào lưới Joe Hart. Hai năm sau, tuyển Anh thêm một lần đau với chỉ hai bàn thắng và một trận hòa nhạt nhẽo, qua đó về nước sau vòng bảng. Đến Euro 2016, họ thậm chí còn bị đánh bại bởi một Iceland quá nhỏ bé ở vòng loại trực tiếp của giải. 

    Sau Tây Ban Nha, Anh giờ đây đang được mệnh danh là "vua vòng loại" nhưng ngại "vòng chung kết"!

    Tương lai nào cho tuyển Anh?

    Có thể nói, Tam sư luôn được đánh giá rất cao về phương diện cá nhân, nhưng bóng đá lại là một môn thể thao tập thể. Chính vì vậy, Anh có nhiều người giỏi nhưng chưa chắc Anh đã hay. Ngược lại Hy Lạp chẳng cần ngôi sao, chẳng cần mánh khóe chiến thuật, vẫn lên ngôi thuyết phục nhờ sức mạnh tinh thần tập thể. 

    Đội tuyển Anh và sự bất ổn tâm lý từ

     Những con người hiện tại còn quá non trẻ.

    Điều này cho thấy, nếu muốn cải thiện được thứ hạng tại các giải đấu lớn, đội tuyển Anh cần một thứ gì đó đem lại sự ổn định tâm lý cho toàn đội chứ không phải những miếng đánh chiến thuật đơn thuần. Vài năm qua, các đội bóng Anh, nguồn cung cấp cầu thủ chủ yếu cho đội tuyển quốc gia đã không còn giữ được vị thế nhất định của chính họ trên sân chơi châu lục, điều này phần nhiều nói lên chất lượng đội tuyển nước này phần nào giảm sút về mặt chuyên môn.

    Nhưng năm nay, việc một trong hai đội bóng sẽ đến Kiev chơi trận chung kết Champions League là Liverpool sẽ là điều tích cực với tập thể đội tuyển Anh cho vòng chung kết mùa hè tới. Mặc dù vậy, sẽ cần phải có một phép màu để tuyển Anh có thể vô địch được giải đấu lớn nhất thế giới hoặc chí ít là giành một thứ hạng cao chung cuộc. 

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    Vũ Quang Toản - BongDa.com.vn - TTVN | 22:30 09/05/2018
    Chia sẻ

    Loading...