MỚI NHẤT :
  • "Đó là lỗi của Kim Min-jae"
  • Thomas Tuchel "cầu viện" người hâm mộ Bayern
  • Silva khiến CĐV nóng bỏng rơi nước mắt
  • 6 cầu thủ an toàn trong cuộc đại thanh trừng của Man Utd
  • Ngả mũ với Jamie Vardy
  • Trái đắng ở Old Trafford
  • Trịnh Xuân Hoàng đã xứng đáng là “số 1” của Thanh Hóa?
  • Arsenal và Dortmund cạnh tranh vì ngọc quý Barca
  • Thương vụ kỷ lục Mason Greenwood?
  • TRỰC TIẾP Bayern 2-1 Real Madrid (H2): Kane ghi bàn
  • Những "wonderkid" năm 2021 theo GOAL giờ ra sao?
  • Mbappe nhận cảnh báo từ Real
  • Thay Silva, Chelsea chi 50 triệu bảng để tái hợp người cũ
  • Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự sa sút của Ansu Fati?
  • Barca mở đường cho thương vụ 61 triệu
  • Pardew đề xuất thay Erik ten Hag bằng HLV gây sốc
  • Malaysia là nước ĐNÁ đầu tiên làm điều này, báo chí Indonesia tố trọng tài 'đạo văn'
  • Hai thái cực của Ilkay Gundogan
  • NÓNG! Tiền đạo trên đường rời Arsenal
  • Chelsea phủ nhận thông tin tiếp cận Amorim
  • Milan xác định ứng viên nặng ký ngồi ghế nóng
  • Lập hat-trick, Lewandowski nhắn gửi một điều đến các cầu thủ Barca
  • Barca muốn chấm dứt hợp đồng với lính đánh thuê
  • Ấn định thời điểm Timber trở lại
  • Nicolas Jackson: "Lẽ ra tôi phải ghi bàn nhiều hơn"
  • Chỉ trích Haaland, Keane bị gọi là “gã ngốc”
  • Chia lửa cho Onana, M.U nhắm thủ môn biết ghi bàn
  • Manchester United cứ thay HLV "xoành xoạch" thế này thì toang thật
  • Thống kê bàn thắng EPL: Vua cố định; Đội phản công hiệu quả nhất
  • Ten Hag và niềm tin cạn dần ở Old Trafford
  • Thêm sao Nhật Bản lọt vào tầm ngắm Liverpool
  • Chelsea sẽ phòng ngự như thế nào khi không còn Thiago Silva?
  • HLV Shin Tae-yong: Trọng tài Trung Quốc nên bị trục xuất khỏi bóng đá mãi mãi
  • Ai chịu trách nhiệm cho 555 triệu bảng phí phạm ở Man Utd?
  • Nghẹt thở trên chấm luân lưu, Nam Định vào bán kết Cúp QG
  • Cầu thủ chắc chắn sẽ rời Arsenal trong mùa Hè
  • Khôi hài câu chuyện HLV ở V-League và ĐTQG
  • Bóng đá Việt và bài học từ futsal Iran
  • ĐT Việt Nam muốn dự World Cup, cựu HLV tuyển Brazil nói lời thật
  • Declan Rice tiết lộ lý do chọn Arsenal thay vì Man City
  • V-League và Thai-League: Khi con tạo xoay vần

    21:05 Thứ ba 26/12/2017

    BongDa.com.vn Theo triết học Marx – Lenin thì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều phải trải qua quá trình: Sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Lịch sử vận động theo hình xoáy trôn ốc, một rừng thì không thể có “hai vua” nên mới có việc “vương triều” V-League suy thoái để nhường ngôi cho “vương triều” Thai Premier League xưng bá ở khu vực Đông Nam Á.

    Vào những năm 2000, có lẽ là lúc mà V-League “chạm ngưỡng” sự thành công, Việt Nam chúng ta sở hữu giải VĐQG hàng đầu khu vực, các nền bóng đá tiên tiến khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Singapore đều phải ngước nhìn với ánh mắt đầy trầm trồ. Giải đấu khi ấy có chất lượng chuyên môn cực tốt, các CLB vừa giàu có, lại thu hút được những ngoại binh thuộc dạng hàng đầu khu vực.

     - Bóng Đá

     V-League từng là mảnh đất lành của nhiều ngôi sao bóng đá Thái Lan.

    Ngày ấy chúng ta có những “dream team” thật sự như: Gạch Đồng Tâm Long An của HLV Calisto, đại gia Becamex Bình Dương được mệnh danh là “Chelsea của Việt Nam”, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với hàng loạt tuyển thủ Thái Lan, Xi Măng Hải Phòng với “thánh Leandro” cùng sự cuồng nhiệt của khán giả như thiêu đốt cầu thủ đối phương mỗi lần làm khách ở Lạch Tray, chúng ta có Sông Lam Nghệ An là “cái nôi” sản xuất tuyển thủ quốc gia,…

    Thời đó việc được thi đấu ở V-League là niềm ao ước với các cầu thủ ở Đông Nam Á, chẳng thế mà nhiều hảo thủ mang quốc tịch Thái Lan nhanh chóng “đổ bộ” vào mảnh đất hình chữ S. Trong đó có thể kể sơ sơ như: Kiatisuk, Dusit, Chukiat, Tawan, Thonglao, Sarayuth,… Việc được các đội bóng Việt Nam mời gọi thi đấu có thể nói là cực kỳ hãnh diện lớn lao chứ chẳng phải chuyện đùa.

    Những người hoài niệm có thể không quên chiến tích lọt vào tận tứ kết Asian Cup 2007 của ĐT Việt Nam. Sau đó, chính xác là năm 2009 khi ấy V-League thậm chí từ vị trí 93 “leo” lên vị trí thứ 49 trong top các giải đấu VĐQG trên thế giới, thậm chí còn nằm “cửa trên” so với MLS của Mỹ (do IFHS xếp hạng). Cùng thời điểm ấy B. Bình Dương vào đến bán kết AFC Cup.

    Ngày ấy, V-League thật sự rất hoành tráng trong mắt người hâm mộ nước nhà, lẫn trên bình diện Đông Nam Á, nhất là khi ĐTQG Việt Nam vừa giành được chức vô địch AFF Cup 2008, một chiến tích lẫy lừng, niềm hân hoan tăng thêm bội phần khi chúng ta thắng đối thủ truyền kiếp Thái Lan chung cuộc sau hai trận chung kết. Với những người mơ mộng thì đấy là khoảnh khắc mà bóng đá Việt Nam đánh dấu sự vượt lên dẫn trước bóng đá Thái Lan sau khoảng thời gian dài “núp bóng”.

     - Bóng Đá

     Đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2008.

    Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau những năm tháng “tắm mát” trong niềm vui và sự phấn chấn thì hiện tại bóng đá Việt Nam đang chững lại trông thấy ở các cấp độ đội tuyển lẫn giải VĐQG. Kể từ năm 2008 ĐT Việt Nam chưa có thêm bất kỳ một chiến tích nào in dấu trong tim người hâm mộ ở cả AFF Cup lẫn SEA Games, cũng từ cột mốc này với các CLB ở V-League chưa bao giờ họ tiến xa ở AFC Cup, thậm chí còn bị “cạch mặt” khỏi AFC Champions League vì… thường xuyên thua đậm, làm mất “giá” giải đấu này.

    Sau những thất bại liên tiếp từ năm 2008 đến 2012, những người làm bóng đá xứ Chùa vàng bắt đầu quá trình “đập đi xây lại” cả một nền bóng đá. Phát súng đầu tiên chính là việc Tổng thư ký LĐBĐ Thái Lan (FAT) Ong Art – Kosingkha chấp nhận “từ quan” để đến nước Anh “chuyên tu”, tìm đường vực dậy con tàu bóng đá sắp “chìm nghỉm” mang tên Thái Lan.

    Chẳng biết ông này “học hành” ra sao nhưng khi “hồi hương” ông mang về một tư duy mới trong cách làm bóng đá của Thái Lan. Nhờ sự hậu thuẫn tiền nong của chính phủ và các nhà “tài phiệt”, bên cạnh sự chung tay của các vị lãnh đạo trong ngành thể thao nước này thì Thai-League đã bị khai tử và chuyển thành một giải đấu chuyên nghiệp hơn mang tên Thai Premier League. BTC giải thậm chí mua cả bản quyền giải Ngoại hạng Anh để áp dụng vào giải đấu của họ.

    Giải đấu này ra đời và kéo theo rất nhiều thành công vang dội cho bóng đá Thái Lan, bằng chứng là họ “vô đối” ở khu vực ĐNÁ trong mấy năm gần đây, thậm chí đang tiến những bước chân đầu tiên trong hành trình vươn mình ra biển lớn châu Á thay vì lận đận ở ao làng như Việt Nam. Có thể khẳng định bóng đá Thái Lan lại tiếp tục khiến người Việt ngưỡng mộ.

    Giờ đây nhìn Thai Premier League chúng ta không khỏi “gato”, đa phần các CLB ở đây đều có cơ sở vật chất từ khá trở lên, họ sở hữu SVĐ chuyên dụng cho bóng đá, mặt sân cỏ không khác nhiều so với các CLB châu Âu; đơn cử như Buriram United, Muangthong United. Các trận đấu có chất lượng chuyên môn tốt, qua đó kéo theo số lượng khán giả hàng chục ngàn người mỗi trận, một con số đầy ao ước ở V-League.

     - Bóng Đá

     Giải Ngoại hạng Thái Lan đang là giải đấu hấp dẫn nhất bóng đá Đông Nam Á.

    Với người Thái, họ còn phát triển bóng đá trong học đường, mỗi năm đều cắt cử tuyển trạch viên phụ trách công tác “tuyển chọn ngọc thô” ở trường học, các vùng quê để tránh việc phung phí tài năng. Và một điều cần phải dành lời khen ngợi cho những người làm bóng đá Thái là thu hút được những cầu thủ nước ngoài có gốc gác Thái Lan về chơi ở Thai Premier League và phục vụ cho ĐTQG.

    Nhìn tổng quan hơn Thái Lan hiện tại đang có 4 giải đấu chuyện nghiệp với hơn 100 CLB, hoàn thiện, ổn định và là “chân đế” cho nền bóng đá Thái. Các CLB được định hình một phong cách chung: đề cao việc chơi bóng ngắn, kiểm soát bóng nhằm phù hợp với thể chất và tư duy chiến thuật của người Thái vốn có thể hình thua kém so mặt bằng chung của bóng đá thế giới.

    Điều này hoàn toàn ngược so với V-League, chúng ta chỉ có 2 giải đấu chuyên nghiệp, nhưng đa phần năm nào cũng xảy ra những bất ổn, thành thật mà nói thì V-League đang dần mất giá và mất niềm tin với người hâm mộ trong nước, chứ chưa nói đến tầm Đông Nam Á hay châu lục. Một nền bóng đá luôn bị soi mói về sự trong sạch, luôn bị dèm pha về những tiêu cực từ tầng lớp thượng tầng đến cầu thủ, trọng tài,… thêm đó là vấn nạn bạo lực sân cỏ luôn “đơm bông kết trái”.

    Ở khía cạnh chất lượng chuyên môn V-League cho ta thấy một lối chơi “ngược ngạo” chưa từng có tiền lệ trong nền bóng đá thế giới, mặc dù có thể hình thấp bé nhưng chúng ta lại “khoái” chơi bóng dài, lật cánh đánh đầu. Về hình ảnh, V-League có những sân đấu… xấu và không đạt tiêu chuẩn, mùa nắng thì mặt cỏ xơ xác màu vàng úa, mưa xuống thì nước không thoát được và vô hình chung dẫn đến những chấn thương không đáng có cho các cầu thủ.

    Qua rồi cái thời người Đông Nam Á mơ được chơi ở V-League, bây giờ những ánh nhìn của họ đang hướng về Thai Premier League. Bằng chứng ư? Sau khi có thông tin chính thức Thai Premier League 2018 sẽ có thêm một ngoại binh thuộc khối Asean ở mỗi CLB thì không ít “ngôi sao” trong khu vực đã cập bến xứ Chùa vàng.

    Đơn cử như Hoàng Vũ Samson sang Buriram. Tuyển thủ Singapore Arifin đến Chonburi, thủ thành Hasan Sunny đến Army United. Tuyển thủ Myanmar Kyaw Ko Ko gia nhập Chaingrai, còn Aung Thu bây giờ là người của Police Tero. Utomo của Indonesia thì chơi cho PTT Rayong,… Còn V-League, chúng ta chỉ “chơi chung” với những cầu thủ gốc Phi vốn chỉ nổi tiếng giàu thể lực, đồng nghĩa với việc cầu thủ Việt chẳng học được điều gì.

    Vận động là một phạm trù của triết học Marx – Lenin dùng để chỉ phương thức tồn tại của vật chất, hiểu theo nghĩa nào đó thì vận động chính là cách mà vạn vật trong vũ trụ có thể tồn tại và phát triển. Nhìn chung chẳng có vinh quang nào dành cho kẻ lẩn tránh đấu tranh, cũng không có con đường hoa hồng nào mà không đi kèm chông gai và thử thách.

    Trong bóng đá, Thái League đã từng “chết đi sống lại” nhờ vào những cuộc cách mạng bóng đá tâm huyết thật sự. V-League cũng đang dần “tắt ngóm” thế thì ai sẽ là người đứng ra “Vận động - đấu tranh” cho nền bóng đá nước nhà? Tôi thật sự không biết, còn bạn thì sao?

    (Bạn đọc: Vệ Anh Tiến)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    BongDa.com.vn - TTVN | 20:25 26/12/2017
    Chia sẻ

    Loading...