MỚI NHẤT :
  • Tương lai Kamada đã sáng tỏ
  • Milan ra sức phá bĩnh Napoli vụ Conte
  • Ưu và nhược điểm khi Liverpool bán Nunez
  • Saliba: Cả đội Arsenal trở thành CĐV Tottenham
  • Số phận thêm một lần trêu đùa với Arsenal
  • Serie A năm nay có thể xuất hiện một điều đặc biệt
  • Thầy cũ của Benzema được theo đuổi tại San Siro
  • Tiến cử cầu thủ cho Kim Sang-sik, Kiatisuk nói thẳng suy nghĩ
  • Gasperini và trò cũ chính thức làm lành
  • Ba niềm hy vọng của Liverpool hậu kỷ nguyên Klopp
  • Milan và Bologna đổi người
  • Emi Martinez lập kỷ lục đáng quên ở Ngoại hạng Anh
  • 2 đại gia Serie A muốn có 'hàng thải' PSG
  • Sự xuất sắc của Saliba là khác biệt giữa Arsenal và Man United
  • Sân vận động đắt nhất thế giới, giá đầu tư gấp 4 lần Wembley
  • Cầu thủ tốt nhất và tệ nhất Liverpool trong trận hoà Villa
  • Pha bỏ lỡ thế kỷ trong trận Liverpool
  • Pep Guardiola "chọc tức" M.U, Chelsea, Arsenal
  • Villa xứng đáng được tôn trọng
  • Casemiro tháo chạy khỏi M.U
  • Bị CAHN đè bẹp, HLV nêu lý do vì... trời mưa
  • Roque vắng mặt, Xavi nói rõ lý do
  • Arsenal mở đàm phán với người cũ
  • Pep: ''Đừng hỏi câu này với Ange Postecoglou''
  • Đòn giáng vào Tottenham khiến Arsenal lo sốt vó
  • Real Madrid có thể tái hợp 3 ngôi sao
  • Đối tác hoàn hảo cho Mainoo khiến Man Utd cắn răng trả 100 triệu
  • NHM Villa tri ân Jurgen Klopp
  • Klopp gửi thông điệp cảm xúc cho CĐV Liverpool
  • Nắm chắc suất UCL, Unai Emery đưa ''cứu tinh'' lên mây
  • HLV V-League: "Chúng tôi đều là người lớn cả rồi"
  • Unai Emery: "Chúng tôi chơi ngang ngửa Liverpool"
  • Lại bị Xavi đày ải, ngày tàn của số 9 đến gần
  • Hành động rớt nước mắt của Raphinha
  • Sao trẻ quyết tâm rời Arsenal
  • Ghi bàn cho Barca, Yamal phá vỡ im lặng
  • Vòng 18 V-League: HAGL cản bước Nam Định; CAHN tìm lại mạch thắng
  • Thắng cách biệt, Barca giành lại vị trí thứ 2
  • Rasmus Hojlund bị đánh giá thấp
  • Đại chiến 6 bàn, Liverpool thất vọng rời Villa Park
  • Những hàng tiền đạo tuyển quốc gia khét tiếng nhất lịch sử

    07:28 Thứ ba 20/09/2016 | 5| 2

    BongDa.com.vn Lịch sử bóng đá thời kỳ nào cũng chứng kiến những hàng tấn công cực mạnh. Một số quốc gia may mắn giành chức vô địch để đời nhưng nhiều đội tuyển vẫn bị thành công lẩn trốn.

    doi-tuyen-1

     Hungary 1954 (Ferenc Puskas, Sandor Kocsis, Nandor Hidegkuti, Zoltan Czibor, Peter Palotas, Ladislau Kubala): Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ kỳ World Cup đáng nhớ nhất lịch sử bóng đá Hungary. Năm đó, thế hệ vàng Hungary được biết đến với biệt danh The Mighty Magyars sở hữu những tiền đạo khét tiếng như Ferenc Puskas, Sandor Kocsis và Ladislau Kubala chịu thất bại bi tráng trước tuyển Đức ở chung kết mặc dù đã đánh bại chính đối thủ này với tỷ số 8-3 ở vòng bảng. Cả giải năm đó, Hungary ghi đến 27 bàn thắng sau 6 trận đấu, riêng Sandor Kocsis ghi 11 bàn. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-2

     Brazil 1958–1962 (Garrincha, Pele, Pepe, Coutinho, Vava, Amarildo, Mario Zagallo, Jair da Costa, Jose Altafini): Từ 1958 đến 1970 là giai đoạn cực thịnh của bóng đá Brazil với ba chức vô địch thế giới, trong đó có hai lần liên tiếp 1958 và 1962. Kỳ World Cup 1958 đánh dấu thời điểm vua bóng đá Pele ra mắt công chúng thế giới. Ngoài Pele còn có Vava, Didi, Nilson Santos và Garrincha chơi xuất sắc. Bốn năm sau, khi Pele chấn thương còn các ngôi sao khác mờ nhạt, huyền thoại chân vòng kiềng Garrincha gần như một mình đưa Brazil đến chức vô địch trong giải đấu kỳ lạ, mờ nhạt về chuyên môn và bạo lực bậc nhất lịch sử. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-3

     Tây Đức 1972–1976 (Gerd Muller, Uli Hoeness, Jupp Heynckes, Bernd Holzenbein, Jurgen Grabowski, Dieter Muller, Klaus Fischer, Karl-Heinz Rummenigge): Nếu như thập niên 60 là của người Brazil thì những năm 70 thế kỷ trước là thời cực thịnh của người Đức với những tiền đạo khét tiếng. Năm 1972, Tây Đức lần đầu tiên vô địch Euro. Hai năm sau, họ vô địch tiếp World Cup ở quê hương. Tại Euro 1976, Cỗ xe tăng về nhì sau khi thua Tiệp Khắc ở loạt sút luân lưu 11 mét. Năm 1980, Tây Đức lần thứ hai vô địch Euro. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-4

     Tây Đức 1986-1988 (Karl-Heinz Rummenigge, Rudi Voller, Klaus Allofs, Jurgen Klinsmann, Dieter Hoeness, Karl-Heinz Riedle): Bước sang thập niên 1980, Đức vẫn sở hữu hàng loạt hảo thủ nhưng lại không thành công như trước. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-5

     Italy 1996-2000: Những năm cuối thế kỷ 20, tuyển Italy tràn ngập tiền đạo từ giỏi đến đẳng cấp. Có thể kể đến Roberto Baggio, Alessandro Del Piero, Pippo Inzaghi, Christian Vieri, Francesco Totti, Gianfranco Zola, Gianluca Vialli, Fabrizio Ravanelli, Giuseppe Signori và Vincenzo Montella. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-6

     Argentina 1998: Đội tuyển xứ sở tango đến nước Pháp với dàn tấn công siêu khủng gồm Gabriel Batistuta, Hernan Crespo, Claudio Lopez, Ariel Ortega, Claudio Caniggia, Martin Palermo. Tuy nhiên, họ bị Hà Lan đá văng ở tứ kết. Trận này, Argentina cầm bóng nhiều hơn, tấn công nhiều hơn và đá lấn sân, chủ yếu dựa vào kỹ thuật rê dắt bóng của Ariel Ortega. Nhưng chính cầu thủ nhỏ con này, do ức chế vì không qua được hàng thủ Hà Lan, đã húc đầu vào Edwin Van Der Sar và nhận thẻ đỏ phút 86. Chỉ đúng 2 phút sau, Denis Bergkamp ghi bàn quyết định. Frank de Boer phất một đường chuyền dài cỡ 60m từ sân nhà lên cho Bergkamp. Tiền đạo của tuyển Hà Lan hãm bóng một nhịp rồi ngoặt bóng loại bỏ trung vệ Roberto Ayala trước khi vẩy bóng nhẹ nhàng bằng chân phải hạ gục thủ thành Carlos Roa. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-7

     Pháp 1998-2000 (Thierry Henry, David Trezeguet, Nicolas Anelka, Youri Djorkaeff, Sylvain Wiltord, Christophe Dugarry): Euro 2000 là đỉnh cao của ĐT Pháp nói chung và Zinedine Zidane nói riêng. Với thế hệ vàng gồm những tiền đạo xuất sắc và hàng loạt may mắn đứng sau lưng, Pháp vô địch World Cup rồi đến Euro liên tiếp trong hai năm. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-8

     Hà Lan 2000 - 2001 (Van Nistelrooy, Patrick Kluivert, Roy Makaay, Jimmy Floyd Hasselbaink, Pierre van Hooijdonk, Dennis Bergkamp): Tại giải đấu tổ chức trên sân nhà, tuyển Hà Lan mang đến một đội hình cực mạnh, có lẽ chỉ thua thời France 98 và thời kỳ Van Basten. Ngoài những cái tên kể trên còn có cặp cánh khét tiếng Overmars và Zenden, các hảo thủ Cocu, Edgar Davids và Frank de Boer. Thế nhưng, họ thua đau Italy ở bán kết Euro 2000 trong một trận đấu ép sân đội khách đến ngạt thở và bỏ lỡ hai quả penalty trong 90 phút chính thức. Một năm sau, dù vẫn có rất nhiều ngôi sao, Hà Lan bị CH Ireland đá văng ở vòng play-off tranh vé vớt dự World Cup 2002. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-9

     Brazil 2002 (Rivaldo, Ronaldinho, Ronaldo, Romario, Adriano, Giovane Elber): HLV Felipe Scolari bị áp lực phải mang theo cầu thủ kỳ cựu Romario, bởi vì ở tuổi 36, ông vẫn ghi bàn đều đều cho Vasco da Gama. Tuy nhiên, Selecao không cần Romario, cũng chẳng cần ngôi sao 20 tuổi Adriano để vô địch. Brazil chỉ cần tam tấu hủy diệt Ronaldo – Ronaldinho – Rivaldo là quá đủ cho chức vô địch World Cup lần thứ 5. Cặp Ronaldo + Rivaldo ghi cả thảy 13 bàn thắng ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Ảnh: Internet.

    doi-tuyen-10

     Argentina 2014 - 2016 (Lionel Messi, Paulo Dybala, Gonzalo Higuain, Mauro Icardi, Sergio Aguero, Carlos Tevez, Ezequiel Lavezzi): Hàng tiền đạo siêu khủng của Argentina thất bại liên tiếp trong 3 trận chung kết là điều vô cùng đáng tiếc. Albiceleste hiện tại và tập thể các tiền bối của họ năm 1998 có lẽ đạt sức mạnh tương đương nhau. Ảnh: Internet.

    Anh Dũng | 06:34 20/09/2016
    Chia sẻ

    Loading...