MỚI NHẤT :
  • U23 Indonesia 3 lần ôm hận vì VAR
  • Dấu chấm hết cho 'đứa con cưng' ở Old Trafford?
  • Mason Mount là thất bại lớn nhất của Man United trong mùa giải 23/24?
  • Vợ chồng Mahrez chuẩn bị làm đám cưới lần 3
  • 5 điểm nhấn U23 Indonesia 0-2 U23 Uzbekistan: Đau đớn vì VAR; Khoảnh khắc định đoạt
  • Hiệp hai điên rồ, Indonesia dừng bước tại bán kết U23 châu Á
  • Man City sẽ sa lầy nếu mất 2 "báu vật"
  • Xà ngang và cột dọc 3 lần cứu thua cho Indonesia
  • NÓNG! Man Utd gây sốc với Marcus Rashford
  • Tranh cãi khi U23 Indonesia sút tung lưới Uzbekistan
  • Ngôi đền huyền thoại (Kỳ 1): "Cristiano Ronaldo đã trở thành một thợ xây nếu không có tài năng bóng đá"
  • Geertruida - mục tiêu khả thi của Liverpool hè này
  • U23 Indo thoát thua trước Uzbekistan trong hiệp 1
  • Sự lép vế của U23 Indonesia
  • Williams là lựa chọn hợp lý nhất cho Barca trong vai trò tiền đạo trái
  • Tottenham bị đánh sập bởi miếng quen thuộc của Arteta
  • Palace “cứng rắn” với Man United trên TTCN
  • Real Madrid sẵn sàng trả 50 triệu euro, cướp mục tiêu của Barca
  • 3 điểm đáng chú ý của Barca trước trận đấu với Valencia
  • Hậu vệ Tottenham: “Arsenal không hay hơn chúng tôi”
  • Rivaldo chỉ cách để Việt Nam dự World Cup, giải bóng đá Nữ VĐQG khai mạc ngày 1/5
  • 3 ngôi sao khiến Erik ten Hag đặc biệt đau đầu ở phiên chợ hè 2024
  • "Sẽ rất tuyệt vời nếu Salah ở lại Liverpool"
  • Chiến thuật đặc trưng của Chelsea mùa này
  • Khả năng cao Greenwood gia nhập Gã khổng lồ châu Âu
  • Đội bóng của thầy Park thắng hủy diệt, Việt Nam tụt hạng thê thảm
  • Đấu súng cân não, Thanh Hóa vượt qua Hải Phòng để vào bán kết Cúp QG
  • Liverpool mong đợi Salah 'suy nghĩ lại'
  • 3 điều đáng chú ý trước trận PSG vs Dortmund
  • Vì sao Arsenal xứng đáng vô địch Ngoại hạng Anh 2023/24?
  • Ian Wright chỉ ra điểm mạnh của Nicolas Jackson
  • Barca nhắm 3 tiền vệ đẳng cấp
  • Erik ten Hag và "4/5 kiếp nạn" cuối cùng tại Man United
  • Những “trò hề” của Arsenal không thể tiếp tục tái diễn
  • Báo Indonesia: Thầy trò HLV Shin Tae-yong chơi bẩn nhất U23 châu Á
  • Bạn gái của Bellingham đẹp thứ 145 ở Hà Lan
  • Thua đau Arsenal, Kulusevski chỉ ra điểm khác biệt giữa hai đội
  • Odegaard ca ngợi hết lời chiến binh Pháo thủ
  • Arsenal, Man United tranh trung vệ 55 triệu bảng
  • Jadon Sancho đang mang đến niềm vui hiếm hoi cho Man United
  • Hatem Ben Arfa trở lại tuyển Pháp – Khi lãng tử hồi đầu

    20:18 Thứ năm 19/11/2015

    (BongDa.com.vn) - Hatem Ben Arfa mỗi lần nhắc đến cái tên này, người ta hay nghĩ ngay đến một “bad boy” với những rắc rối vì thói vô kỷ luật.

    (BongDa.com.vn) – Hatem Ben Arfa mỗi lần nhắc đến cái tên này, người ta hay nghĩ ngay đến một “bad boy” với những rắc rối vì thói vô kỷ luật trước khi nghĩ đến một cầu thủ tài năng, một ảo thuật gia trên sân bóng.

    Hatem Ben Arfa trở lại tuyển Pháp - Khi lãng tử hồi đầu
    Ben Arfa (số 8) trong trận Pháp 2-0 Đức ngày 13/11/2015. Ảnh: Internet.

    Người gốc Tunisia sinh ra và lớn lên tại Pháp, Ben Arfa đã chọn khoác lên mình chiếc áo lam của ĐTQG Pháp, nhưng 3 lần được triệu tập cho những chiến dịch lớn thì 2 lần không lọt vào danh sách cuối cùng, thậm chí lần thứ 3 còn tệ hại hơn khi bị Liên đoàn bóng đá pháp F.F.F kỷ luật và HLV “cạch mặt”. Sự nghiệp ở cấp độ đội tuyển tưởng như đã chấm dứt lại mở ra khi Ben Arfa lần thứ 4 được triệu tập và được trao cơ hội trong 2 trận đấu giao hữu của Les Bleus với Đức và Anh.

    Chuyện gì đã xảy ra? Bài viết này nhìn Ben Arfa với con mắt độ lượng hơn, mong tìm được một cái nhìn bao quát về quá trình thay đổi và trưởng thành của tuyển thủ QG Pháp.

    Hatem Ben Arfa sinh năm 1987 là con trai của Kamel Ben Arfa tuyển thủ quốc gia Tunisia. Là “con nhà nòi” lại sớm tìm được “cao sư”, 12 tuổi cậu bé Hatem lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch Clairefontaine Academy, lò đào tạo được coi là “danh môn” hàng đầu nước Pháp. Ben Arfa có thể đá ở cả hai cánh, hoặc vào giữa đá hộ công. Anh có kỹ thuật cá nhân thượng thặng cùng sự nhanh nhẹn giúp anh dễ dàng có những pha qua người, hay đi bóng đột phá khuấy đảo hàng phòng ngự đối phương.

    Ben Arfa thể sút tốt cả hai chân, anh còn được đánh giá cao bởi có nhãn quan chiến thuật tốt, không chỉ ghi bàn anh còn là chân kiến tạo đáng nể. Tương lai tưởng như rộng mở với Ben Arfa khi anh gia nhập Lyonnais và giúp tuyển U17 Pháp vô địch Euro cho lứa tuổi U17 năm 2004, anh cũng giành được danh hiệu vua phá lưới giải đấu năm ấy.

    Cả nước Pháp đặt lên vai thế hệ 1987 vô địch Euro U17 năm 2004 biết bao nhiêu kỳ vọng về sự phục hưng, để rồi phải thất vọng tràn trề. Nếu như những bại tướng của họ năm ấy U17 Tây Ban Nha với Fabregas, Pique lần lượt chinh phục Châu Âu rồi thống trị cả Thế Giới thì thế được kỳ vọng của người Pháp loay hoay trong những vấn đề gây ra bởi những cá tính mạnh và cái tôi quá lớn của mình.

    Người thành công nhất là Benzema thì chìm đắm từ Scandal này sang Scandal khác, sex tập thể với gái gọi vị thành niên Zahia Dehar rồi dây dưa đến vụ tống tiền đồng đội Valbuena bằng Clip Sex của khổ chủ, Samir Nasri còn tệ hơn anh tuyên bố giã từ đội tuyển ở tuổi 27, đúng độ chín của sự nghiệp vì những bất mãn cá nhân, Jeremy Menez lăn lộn từ AS Roma trở về PSG rồi lại sang Italia đầu quân cho AC Milan cố gắng tìm chỗ đứng nhưng vẫn không thoát ra khỏi kiếp ăn cơm tuyển để ngồi ghế dự bị, Kevin Constant thậm chí bị quên lãng và phải dạt sang Thổ Nhĩ Kỳ.

    Hatem Ben Arfa trở lại tuyển Pháp - Khi lãng tử hồi đầu
    Ben Arfa ăn mừng chức vô địch UEFA European U17 Championship 2004 cùng đồng đội. Ảnh: Internet.

    Hatem Ben Arfa cũng không ngoại lệ, sự nghiệp của anh là một đồ thị hình “sin” với quy trình được lặp lặp lại như sau: chuyển đến CLB mới – tỏa sáng, vi phạm kỷ luật, tranh cãi, gây gổ cùng đồng đội, bất đồng với huấn luyện viên, bỏ tập, chuyển CLB và quy trình lặp lại. Từ Lyonnais sang đại kình địch là Marseille. Ben Arfa không thoát ra khỏi hình ảnh ngôi sao lắm tài nhiều tật, cách cư sử của anh được ví như một “cậu bé hư”.

    Góp công không nhỏ trong chiến tích 2009-2010 giúp Marseille lật đổ sự thống trị Ligue 1 của Lyon nhưng chủ tịch Jaen-Claude Dassier và HLV Didier Deschamps thống nhất cho Newcastle United mượn. Ben Arfa cũng chẳng vừa khi tuyên bố không bao giờ quay lại Marseille.

    Chuyển sang Anh thi đấu là một trang khác trong sự nghiệp của cầu thủ tấn công sinh ra ở Paris, như thường lệ Ben Arfa tỏa sang trong những ngày đầu khoác lên mình màu áo đen trắng của Chích chòe nhưng bất ngờ dính chấn thương bởi pha xoạc bóng của “gã đồ tể” Nigel De Jong. Ben Arfa bị gãy chân và đối diện với nguy cơ sự nghiệp bị hủy hoại.

    Thật may cho Ben Arfa, Newcastle đã mở rộng cánh cửa với anh khi Chích chòe quyết định mua đứt cầu thủ người Pháp và lo chạy chữa cho anh. Newcastle vốn có truyền thống “cảm hóa” những “Bad boy”, siêu quậy Joey Barton hay tay chơi Andy Carroll đều đã thay đổi khi thi đấu cho chủ sân St James’ Park. Chính tấm chân tình từ CLB cũng như CĐV nhiệt thành của Newcastle đã khiến cho Ben Arfa cảm động và khoảng thời gian vật lộn trở lại đã khiến cho anh dần chia tay với tính cách trẻ con của mình.

    Hatem trở thành thần tượng ở SVĐ St James’ Park, không dưới một lần anh thực hiện pha solo từ giữa sân vào vòng cấm địa đối phương và ghi bàn, với phong cách thi đấu nghệ sỹ và giàu tính giải trí Geordies vùng Đông Bắc yêu mến ví anh với những thần tượng cũ đến từ nước Pháp là David Ginola hay Laurent Robert. Phong độ chói sáng mùa giải 2011-2012 đã giúp Ben Arfa được HLV Laurent Blanc trao cơ hội ở tuyển Pháp ở Euro 2012, trước đây dưới thời HLV Raymond Domenec anh đã 2 lần được triệu tập nhưng lại bị bỏ rơi ở khi Les Bleaus chốt danh sách cuối cùng.

    Tưởng như vận đã đổi, nhưng cũng chính từ đây Ben Arfa lại gục ngã lần nữa bởi cá tính của mình. Pháp thất bại ở tứ kết Euro 2012 trước Tây Ban Nha, Ben Arfa bị chỉ tên cùng Samir Nasri, M’villa và Menez là nguyên nhân thất bại khi bộ tứ này gây mất đoàn kết nội bộ, thậm chí F.F.F còn mời 4 cầu thủ này lên trụ sở để làm việc. Laurent Blanc từ chức, Didier Deschamps HLV cũ của anh ở Marseille lên thay, cánh cửa ở ĐTQG đã đóng sập lại ngay trước mặt Ben Arfa khi đích thân tân HLV ĐTQG Pháp lên tiếng chỉ trích nhóm gây rối và công khai ý định cạch mặt với tất cả.

    Hatem Ben Arfa trở lại tuyển Pháp - Khi lãng tử hồi đầu
    Ben Arfa ăn mừng bàn thắng sau pha solo qua 5 cầu thủ Blackburn Rover. Ảnh: Internet.

    Sau sự kiện Euro 2012, Ben Arfa trở lại Newcastle, khởi đầu mùa giải không tệ khi liên tiếp giải cứu Chích chòe thoát khỏi những trận thua nhưng anh dính chấn thương và dần dần mất vị trí chính thức, đây là thời điểm mà bệnh cũ của anh tái phát. Bức xúc vì chỉ được cho ra sân những phút cuối cùng, khi thế trận đã an bài, Ben Arfa tranh cãi với trợ lý HLV John Carver và chỉ trích HLV Alan Pardew.

    Mùa giải tệ hại nhất của tiền vệ tài hoa là mùa giải 2014-2015 ban huấn luyện bất chấp sự phản đối của CĐV quyết định tống Ben Arfa sang Hull City theo dạng cho mượn. Anh không tìm lại được phong độ dưới sự dẫn dắt của HLV Steve Bruce, thậm chí anh còn bị đánh giá là cầu thủ lười biếng. Hull City thanh lý hợp đồng, Newcastle cũng nhanh chóng giải phóng Ben Arfa trước thời hạn.

    Thảm họa đến với Ben Arfa khi anh gia nhập Nice nhưng bị FIFA từ chối cho ra sân thi đấu với lý do không được thi đấu cho 3 đội bóng trong 1 mùa giải (FIFA tính cả trận đấu của Ben Arfa cho đội dự bị của Newcastle).

    Ngồi chơi xơi nước 9 tháng trời, đây là thời gian đen tối trong sự nghiệp của anh, không được đá bóng, Ben Arfa bị tăng cân và mất cảm giác bóng. Chán nản, thậm chí Ben Arfa đã tính đến chuyện giải nghệ sớm. Tuy nhiên chính khoảng lặng này đã giúp cho “kẻ lãng tử” ngông nghênh này một lần nữa nhìn lại mình.

    Nếu như khoảng thời gian ở Newcastle là bước ngoặt giúp Ben Arfa thoát ra khỏi tính cách của một cậu trai choai choai, quậy phá thì khoảng thời gian này anh chính thức đã trưởng thành trở thành một người đàn ông.

    Huyền thoại Rob Lee của Newcastle khi bàn về “vấn đề Ben Arfa” của CLB cũ từng nói “Thời kỳ hoàng kim của The Entertainer (Newcastle từng đánh bại M.U của Sir Alex Ferguson 5-0), mỗi ngày Kevin Keegan đều nói với David Ginola rằng ông ấy yêu mến cậu ấy và Ginola đền đáp lại bằng phong độ trên sân. Đó cũng là điều Alan Pardew nên làm với Hatem Ben Arfa.”

    Điều ấy không xảy ra ở Anh mà ở Pháp, HLV Claude Puel của Nice đã làm điều mà Pardew không làm, ông tin tưởng và trao cơ hội cho “gã trò hư có tiếng” khi tưởng chừng cả thế giới không còn ai quan tâm đến hắn. Và Ben Arfa đã trưởng thành, kiềm chế cái tôi, chỉ tập trung vào bóng đá và tránh xa thị phi. Mùa giải 2015-2016 khởi đầu như mơ với 7 bàn thắng qua 13 trận đấu, và như chưa hề bị cơn ác mộng ám ảnh, đôi chân ma thuật của anh lại thoăn thoắt qua người, những cú sút búa bổ, những đường chuyền tinh tế.

    Phong độ quá ấn tượng của anh đã thuyết phục được HLV Didier Deschamps-người vẫn luôn mang mối ác cảm về anh. Ông xóa tên anh khỏi danh sách đen và triệu tập anh lên tuyển Pháp. Cả 2 trận giao hữu với những đối thủ lớn là Đức và Anh, Ben Arfa đều được trao cơ hội ra sân và có màn thể hiện không tệ, trong hoàn cảnh Ribery, Nasri chia tay đội tuyển, Valbuena đã cao tuổi, Cabella và Thauvin mãi không lớn, Coman còn quá trẻ, Ben Arfa chính là một lựa chọn không thể tốt hơn để chia lửa cùng những Antoine Greizmann, Antonio Martial.

    Có những cánh cửa tưởng chừng khép lại mãi mãi nhưng cuối cùng vẫn mở ra với những người thực tâm, thực tài và trên hết là nhìn ra cái sai để nỗ lực phấn đấu hết mình cho sự thay đổi. Ở tuổi 28 tưởng như cái tên Ben Arfa sẽ dần rơi vào lãng quên, thì một trang mới trong sự nghiệp của Ben Arfa lại mở ra.

    Liệu rằng Ben Arfa đã thay đổi hoàn toàn? Hay đây vẫn chỉ là sự khởi đầu của cái chu trình khép kín xưa cũ mà anh đã lặp đi lặp lại ở 4 CLB trước đó? Chỉ có một người có thể trả lời được câu hỏi đó. Chính là anh Hatem Ben Arfa.

    (Bạn đọc: Tùng Ninh Sơn)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    Thể thao Việt Nam
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...