MỚI NHẤT :
  • U23 Việt Nam và 'Lời nguyền' chiếc áo số 21
  • Cách để Real vô địch vòng đấu tới
  • Martin Keown ủng hộ Arsenal mua sao Palace
  • Ancelotti khen ngợi người hùng của Real
  • ''Real đã may mắn''
  • Marchisio so sánh mục tiêu của Chelsea với Bellingham
  • Sao trẻ tỏa sáng, Real nắm chắc ngôi vương
  • Lý do phũ phàng khiến Rashford vẫn ở lại M.U
  • Here we go! Liverpool có HLV mới
  • Man United cuối cùng cũng có thể sở hữu Frenkie de Jong
  • Klopp vẫn lạc quan về hy vọng vô địch của Liverpool
  • HLV Hoàng Anh Tuấn chỉ ra 3 điều tiến bộ của U23 Việt Nam
  • Pochettino bày tỏ nguyện vọng với giới chủ Chelsea
  • Hóa "tội đồ" của U23 Việt Nam, Quan Văn Chuẩn bày tỏ sự thất vọng
  • HLV Hoàng Anh Tuấn: Tôi hài lòng về màn thể hiện của các cầu thủ
  • CHÍNH THỨC! Leicester City thăng hạng Premier League
  • Đấu Tottenham, Arteta yêu cầu các học trò 1 điều
  • Erik ten Hag thông cảm cho Marcus Rashford
  • 5 điểm nhấn U23 Việt Nam 0-1 U23 Iraq: Nỗi đau phạt đền; Ngước nhìn Indonesia
  • Văn Chuẩn sai sót, U23 Việt Nam tan giấc mơ Olympic
  • Thương vụ hoàn hảo của Man Utd
  • Rõ 'quân bài trong tay áo' của U23 Việt Nam
  • Giải mã các cơn mưa bàn thắng tại Premier League những mùa gần đây
  • Nhìn lại những năm tháng lạc lối của Van Gaal tại Manchester United
  • Báo Iraq công khai suy nghĩ về thực lực của U23 Việt Nam
  • "Tôi mong đợi tiếp tục sự nghiệp ở Barca, nhưng nó đã không xảy ra"
  • Báo Trung Quốc nói thẳng cơ hội của U23 Việt Nam trước Iraq
  • Arteta ấn tượng với HLV Tottenham
  • Pochettino: "Một thảm họa"
  • Vượt qua 3 hiểm họa cuối, Arsenal xứng đáng vô địch Ngoại hạng Anh
  • Những thương vụ bán người cho thấy sự khôn ngoan của Liverpool
  • Barca chốt thỏa thuận 5 năm, dành lương khủng cho thần đồng
  • Jim Ratcliffe vừa gây hoang mang tại Man Utd
  • Cú hích tiếp lửa đua vô địch cho Arsenal ập đến
  • Tin tốt từ Cole Palmer
  • Làm cách nào để Casemiro cứu vãn sự nghiệp ở Manchester United?
  • "Thật vô nghĩa nếu bán Rashford"
  • Định mệnh dang dở vẫn gọi tên Liverpool
  • Rivaldo đã đến Việt Nam
  • Pochettino báo tin vui cho CĐV Chelsea
  • Bình luận: Sự ảo tưởng của người “Hà Lan bay”

    23:47 Thứ hai 07/09/2015

    Thành công ở World Cup 2014 đã khiến người Hà Lan ảo tưởng rằng họ đang sở hữu dàn lực lượng mạnh có thể cạnh tranh các danh hiệu lớn ở châu Âu.

    Thành công ở VCK World Cup 2014 đã khiến LĐBĐ Hà Lan và người Hà Lan ảo tưởng rằng họ đang sở hữu dàn lực lượng mạnh có thể cạnh tranh các danh hiệu lớn ở châu Âu. Nhưng thực tế lại không phải vậy!

    Bình luận: Sự ảo tưởng của người Hà Lan bay
    Đội tuyển Hà Lan đang cạn kiệt tài năng sau thế hệ của những Sneijder, Robben. Ảnh: Internet.

    Lần đầu tiên trong lịch sử, UEFA tăng số đội tham dự VCK EURO lên 24. Chưa bao giờ cơ hội tham dự giải đấu lớn nhất lục địa già lại trở nên dễ dàng tới vậy với các đội bóng hạng khá. Chẳng bởi thế mà Iceland đã lần đầu tiên giành vé tham dự VCK. Rồi tiếp sau đó có thể sẽ là những đội bóng như xứ Wales hay Slovakia.

    Trong khi các đội bóng hạng khá nô nức giành vé tới Pháp thì Hà Lan lại đối mặt nguy cơ trở thành khán giả bất đắc dĩ, đặc biệt sau khi họ để thua mất mặt 0-3 trên sân Thổ Nhĩ Kì ở loạt trận đêm qua. Sau 8 trận, Hà Lan mới chỉ có vỏn vẹn 10 điểm, xếp thứ 4 bảng A, kém 2 điểm so với đội xếp hạng 3 (Thổ Nhĩ Kì).

    Do Iceland và CH Séc đã chính thức giành 2 tấm vé của bảng A nên Hà Lan chỉ còn cơ hội tranh vị trí thứ 3 với Thổ Nhĩ Kì để giành suất dự vòng play-off . Sức ép một lần nữa được đẩy lên vai HLV Danny Blind, người mới được bổ nhiệm sau khi Guus Hiddink tuyên bố từ chức.

    Cần nhớ rằng kể từ khi vô địch châu Âu vào năm 1988 tới nay, Hà Lan chưa một lần vắng mặt ở 1 VCK EURO. Thậm chí, trong giai đoạn này, Oranje còn có 1 lần đăng quang và 3 lần vào tới bán kết. Nếu thầy trò Danny Blind không thể có mặt ở Pháp vào mùa Hè năm sau, đó sẽ là cú đấm mạnh giáng thẳng vào nền bóng đá Hà Lan, đặc biệt trong bối cảnh UEFA tăng số đội tham dự EURO lên con số 24.

    Vậy chuyện gì đã và đang xảy ra với đội tuyển Hà Lan khi mà cách đây hơn 1 năm, họ còn đang “làm mưa làm gió” ở VCK World Cup 2014 khi lọt vào tới bán kết và giành hạng 3 chung cuộc?

    Đã có rất nhiều tờ báo Hà Lan đưa ra lời chỉ trích nhắm thẳng vào Guus Hiddink trước đây và Danny Blind hiện nay khi “cơn lốc màu da cam” trình diễn lối chơi nghèo nàn ở vòng loại EURO 2016. Cơn bão chỉ trích xuất hiện ở xứ hoa Tulip trong mối tương quan so sánh giữa đội bóng hiện tại với thời điểm cách đây hơn 1 năm dù lực lượng không thay đổi đáng kể.

    Có một thực tế mà người Hà Lan không dám thừa nhận hoặc ảo tưởng là lực lượng của họ đang rơi vào thế khủng hoảng tài năng. Ở VCK EURO 2012, đội bóng này bị loại ngay ở vòng đấu bảng sau 3 trận toàn thua trong bảng đấu có sự góp mặt của Đức, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Đó đã là tiếng chuông cảnh tỉnh cho nền bóng đá Hà Lan.

    Tuy nhiên, 2 năm sau, người Hà Lan lại vỗ ngực tự hào khi giành quyền vào tới bán kết World Cup 2014. Lực lượng của họ vẫn không thay đổi đáng kể ngoại trừ việc chia tay 1 số cầu thủ kì cựu như Van Bommel, Boulahrouz. Thành công trên đất Brazil đã khiến người Hà Lan ảo tưởng rằng họ vẫn là nền bóng đá nhất nhì châu Âu.

    Bình luận: Sự ảo tưởng của người Hà Lan bay
    Van Gaal thừa hiểu vấn đề của ĐT Hà Lan nên không thể chơi tấn công bùng nổ. Ảnh: Internet.

    Nhưng thực tế, Hà Lan đã rơi vào thế báo động đỏ khi không có lớp tài năng kế cận. Không nói, ai cũng biết Van Persie, Sneijder, Robben, Huntelaar đã bước qua tuổi 30, không còn duy trì được phong độ đỉnh cao để tiếp tục vực dậy Oranje. Bằng chứng là Robben liên tục dính chấn thương, trong khi Van Persie và Huntelaar chẳng để lại dấu ấn nào ở 2 trận thua vừa qua.

    Trong bối cảnh đó, những cầu thủ từng được đánh giá rất cao như Depay, Narsingh, Wijnaldum, Klaassen, Quincy Promes hay Luuk de Jong lại chưa thể vươn đến cái tầm để Hiddink và Blind có thể dựa dẫm. Vô hình chung, Hà Lan trở thành tập thể của những cầu thủ chưa kịp lớn.

    Van Gaal là người hiểu rất rõ căn bệnh của bóng đá Hà Lan. Chẳng bởi thế mà sau khi đưa ĐT Hà Lan tới hạng 3 World Cup 2014, ông đã từng tiết lộ vấn đề của mình rằng “Hà Lan của tôi không thể chơi tấn công bùng nổ như quá khứ bởi hiện tại, chúng tôi không có nhiều cầu thủ kế cận tài năng.”

    Thực tế, ở World Cup 2014, Van Gaal đã biến Hà Lan trở thành 1 đội bóng lạ, xa rời bản sắc khi áp dụng sơ đồ 3-5-2 và 4-3-1-2. Họ thành công nhờ sự vững chắc của hàng thủ và lối chơi rình rập, mang rất nhiều dấu ấn của Arjen Robben. Thậm chí, nhiều tờ báo châu Âu, đặc biệt là TBN đã ví Hà Lan là “Hy Lạp của năm 2004” sau khi đội bóng của họ để thua Hà Lan ở trận mở màn.

    Phương thức “liệu cơm gắp mắm” của Van Gaal chỉ mang về thành công mang tính cục bộ cho ĐT Hà Lan. Còn vấn đề của họ là chuyện lâu dài. Nhưng LĐBĐ Hà Lan (KNVB) có vẻ như đã ảo tưởng! Từ thành công trên đất Brazil, KNVB muốn khôi phục lối chơi tấn công bằng việc mời Guus Hiddink, và sau đó là Danny Blind.

    Bình luận: Sự ảo tưởng của người Hà Lan bay
    HLV Danny Blind để thua 2 trận liên tiếp sau khi kế nhiệm Hiddink. Ảnh: Internet.

    Kết quả, Hiddink áp dụng sơ đồ 4-3-3 và Blind cũng vậy! Tử huyệt của Oranje đã lộ rõ. Không những tấn công thiếu hiệu quả do Sneijder, Robben, Van Persie xuống phong độ ở tuổi ngoài 30, Hà Lan còn đánh mất sự vững chắc của hàng thủ mà Van Gaal đã phải dày công xây dựng.

    Hà Lan chuyển đổi triết lý trong vòng 1 năm nhưng họ không có đủ công cụ để phục vụ lối chơi ấy. Đến 1 nhà cầm quân giỏi thay đổi cục diện như “phù thủy” Guus Hiddink còn bất lực thì rất khó để Danny Blind có thể tạo nên sự khác biệt ở phần còn lại của vòng loại EURO 2016.

    Chưa biết Hà Lan có thể giành quyền dự play-off hay xa hơn là VCK EURO 2016 hay không, nhưng ngay từ thời điểm này, họ phải bắt tay vào việc cải tổ lực lượng để cứu lấy 1 nền bóng đá từng “làm mưa làm gió” ở châu Âu…

    Tổng hợp - Báo Thể thao Việt Nam
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...