MỚI NHẤT :
  • Truyền thông Hàn Quốc phẫn nộ trước bi kịch mang tên Indonesia
  • De Bruyne vẫn là cầu thủ đẳng cấp nhất Premier League
  • 5 ngôi sao Pep Guardiola muốn thanh lý trong mùa hè
  • Milan sẽ nhận được gì nếu mua Ceballos?
  • Đâu là vị trí phù hợp với Olise nếu chuyển tới M.U?
  • Barca đón tin vui từ Liverpool
  • Arsenal cạnh tranh Liverpool cho tiền đạo 100 triệu euro
  • Chức vô địch của Inter là bài học cho M.U và cả EPL
  • "Chelsea có điên mới sa thải Pochettino"
  • 5 khoảnh khắc ấn tượng nhất của Bellingham ở Real Madrid và tuyển Anh
  • Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Iraq: Canh bạc tất tay
  • Những cái tên đang cạnh tranh cho tấm vé dự cúp C1 mùa sau
  • Thắng áp đảo, Guardiola vẫn khâm phục bại tướng
  • Diễn biến mới vụ Chelsea - Benjamin Sesko
  • Lợi thế của Arsenal ở cuộc đua vô địch
  • Giúp U23 Indonesia vào bán kết, HLV Shin Tae-yong yêu cầu Hàn Quốc làm 1 điều
  • Cesc Fabregas: Arsenal giờ đã khác
  • Ethan Wheatley: "Bruno nói sẽ cố gắng giúp tôi ghi bàn"
  • Foden cân bằng kỷ lục của Haaland và Messi
  • Ancelotti giải đáp dấu hỏi về Bellingham và Rodrygo
  • “Đó là điều cậu ấy cần để sánh ngang với Bergkamp”
  • Sau Xavi, Barca sắp công bố hợp đồng mới
  • Man Utd chạm cột mốc khủng
  • Milan vồ hụt HLV Porto
  • 4 lý do dẫn tới quyết định tiếp tục hợp đồng giữa Xavi và Barca
  • Diễn biến vụ Xavi - Barcelona
  • Atletico chuẩn bị gia hạn với trụ cột hàng thủ
  • U23 Indonesia hạ Hàn Quốc, 'kẻ phản diện' Shin Tae-yong được tung hô
  • Đấu Tottenham, Arsenal trước cơ hội làm nên lịch sử
  • Rangnick sẽ đem về 2 ngôi sao nếu đến Bayern
  • Hành động thần tốc, M.U gấp rút đón tân binh đầu tiên trong hè 2024
  • LĐBĐ Áo 'ra deadline' cho Bayen & Rangnick
  • Tiễn U23 Hàn Quốc về nước, Indonesia lập nên 3 kỷ lục 'khủng'
  • Điên rồ U23 Indonesia
  • Goretzka liệu có ở lại Bayern?
  • Barcola hưởng lợi từ chấn thương của các đàn anh
  • Jamie Carragher: Cậu ấy chẳng đóng góp gì cho Man United
  • Leverkusen làm khó Bayern
  • Cầu thủ tốt nhất và tệ nhất Man City trong chiến thắng trước Brighton
  • Xavi kiên quyết giữ 1 ngôi sao ở lại Barcelona
  • Pháp hãy run đi, Đức chuyên "bắt nạt" chủ nhà!

    13:39 Thứ năm 07/07/2016 | 3| 4

    BongDa.com.vn Đức không chỉ là nỗi ám ảnh đối với Pháp trong quá khứ. Ở các giải đấu lớn, người Đức còn là một chuyên gia “bắt nạt” chủ nhà.

    Lịch sử gọi tên Đức

    Đã có 4 lần Đức và Pháp đối đầu nhau trong quá khứ, thuộc các giải đấu chính thức. Tất cả đều trong khuôn khổ World Cup, và trận bán kết trên sân Velodrome đêm nay mới là lần đầu tiên họ gặp nhau ở VCK EURO.

    Pháp giành chiến thắng 6-3 trong trận tranh hạng Ba ở Thụy Điển năm 1958. Nhưng trong 3 lần sau đó, Đức (gồm cả Tây Đức cũ) đều giành chiến thắng chung cuộc (1 lần từ sút luân lưu). Mới nhất là thắng lợi 1-0 ở Brazil 2014.

    phap1

     Đức là nỗi ám ảnh của Pháp trong các giải đấu chính thức.

    Không chỉ vậy, Đức còn là một chuyên gia “bắt nạt” các đội chủ nhà ở những trận đấu bán kết.

    Cũng ở World Cup 1958, Tây Đức thua chủ nhà Thụy Điển 1-3 trong trận bán kết. Đó cũng là thất bại duy nhất của người Đức trong 7 lần đối mặt với các đội chủ nhà ở vòng bán kết.

    Ở EURO 1972, Tây Đức vượt qua chủ nhà Bỉ 2-1, trước khi đánh bại Liên Xô 3-0 để đăng quang. Chiến thắng trước Bỉ và Liên Xô cũng mở ra kỷ nguyên thành công rực rỡ nhất của người Đức.

    Tại Nam Tư cũ sau đó 4 năm, Tây Đức vùi dập chủ nhà 4-2. Đến EURO 1992, giải đấu mà Đan Mạch viết nên câu chuyện cổ tích kỳ diệu với chức vô địch trong vai kẻ đóng thế (Nam Tư cũ bị loại do chiến tranh), Đức hạ chủ nhà Thụy Điển 3-2.

    phap2

     Hai năm trước, Đức từng hạ chủ nhà Brazil 7-1.

    Tuyển Anh là chủ nhà tiếp theo dừng bước ở bán kết trước Đức. Sau 120 phút, tỉ số là 1-1, nhưng Tam sư bị loại ở lượt đá luân lưu thứ 6.

    Năm 2002, với tư cách đồng chủ nhà (cùng Nhật Bản), Hàn Quốc làm nên bất ngờ lớn khi vào bán kết, chủ yếu là sự can thiệp trắng trợn của các trọng tài. Nhưng trọng tài hay may mắn thì Hàn Quốc cũng thua Đức 0-1.

    Hai năm trước, Brazil là chủ nhà phải nhận kịch bản kinh hoàng nhất. Trên hành trình chinh phục chức VĐTG lần thứ 4 trong lịch sử, Đức đã hạ đội bóng từng 5 lần xưng vương với tỉ số đậm 7-1.

    Khi Pháp thay đổi

    Tháng 11/2015, Pháp giành chiến thắng 2-0 trước Đức trong trận giao hữu ở Stade de France. Mặc dù vậy, kết quả đó không phản ánh được gì, khi mà Đức chỉ tập trung thử nghiệm, trong khi Pháp của HLV Deschamps cần chiến thắng để lên tinh thần cho EURO 2016 mà mình là chủ nhà.

    phap3

     Những thay đổi có thể giúp Pháp vượt qua Đức?

    Kể từ đầu EURO 2016 đến nay, Pháp thi đấu không thực sự tốt, và chỉ bùng nổ trong hiệp 2. Trận tứ kết với Iceland là lần đầu tiên và duy nhất Les Bleus bùng nổ trong hiệp 1, để giành chiến thắng dễ dàng 5-2.

    Chính từ chiến thắng trước Iceland, HLV Deschamps muốn thay đổi Pháp, bằng cách sử dụng sơ đồ 4-2-3-1. Trong lối chơi này, Moussa Sissoko đá tấn công cánh phải, Griezmann chơi như “số 10”, và Payet bên cánh trái. Phía trên họ tất nhiên là Olivier Giroud.

    Ở phía sau, Matuidi và Pogba sẽ đảm nhận hai vị trí tiền vệ trung tâm. Điều đó cũng có nghĩa, Kante trở lại sau án treo giò nhưng phải chấp nhận vai trò dự bị.

    Deschamps tin rằng 4-2-3-1 mang đến cho Les Bleus sự cân bằng về thế trận, cũng như đa dạng và hiệu quả hơn trong cách chơi tấn công.

    Thay đổi là thế, nhưng để vượt qua nỗi ám ảnh Đức là điều không dễ dàng với Pháp. Nếu chơi đôi công với Đức, đội có khả năng kiểm soát bóng và không gian rất tốt, Pháp hoàn toàn có thể phải trả giá đắt.

    | 10:20 07/07/2016
    Chia sẻ

    Loading...