MỚI NHẤT :
  • De Rossi thừa nhận AS Roma kém cỏi
  • Rượt đuổi hấp dẫn, AS Roma “run rẩy” ở vị trí thứ 5
  • Pep Guardiola: "CEO và chủ sở hữu của Man City sẽ rất hạnh phúc"
  • Pep Guardiola kinh ngạc với Elanga
  • Arteta nói thẳng về sai lầm của Declan Rice
  • Tottenham nhắm cựu tiền vệ M.U thay Conor Gallagher
  • Mức giá thương vụ Arsenal - Pedro Neto
  • Haaland nổ súng, Man City lại nắm thế thượng phong
  • 5 điểm nhấn Tottenham 2-3 Arsenal: Saka trở lại; Pha việt vị gây tranh cãi
  • Paul Merson chỉ ra điểm trừ lớn của Arsenal
  • Saka chế nhạo CĐV Tottenham
  • Bukayo Saka: “Man City không hoàn hảo''
  • Zinny Boswell: Spurs đánh mất quyền tự quyết
  • Trò láu cá của Ben White
  • Afghanistan làm nên lịch sử, Thái Lan gục ngã trước cổng thiên đàng
  • Barca bán gấp tiền vệ
  • M.U xác định cái tên thay Wan-Bissaka
  • "Arteta đang kêu gọi các cầu thủ của mình cần giữ sự bình tĩnh"
  • Havertz liên tục nhả đạn, Arsenal hạ Tottenham trong trận cầu 5 bàn
  • "Ôi Raya! Cậu đang làm cái quái gì vậy?"
  • Bukayo Saka quá hay
  • Slot yêu cầu Liverpool giữ chân 1 ngôi sao
  • Thoát thẻ đỏ, Hà Nội ghi danh vào top 4 Cúp Quốc gia
  • 10 bản hợp đồng đầu tiên của Arne Slot cho Feyenoord thể hiện ra sao?
  • Neville: "Vicario hoàn toàn không có cơ hội"
  • Thứ vũ khí của Arsenal trừng phạt Tottenham
  • Hành động hiếm thấy của 2 cầu thủ Inter Milan
  • Trước Salah, Klopp từng xung đột với 5 cầu thủ
  • Chuyển nhượng 28/04: Man Utd tiến hành ký 2 bom tấn; Arsenal sẵn sàng cho chữ ký 100 triệu euro
  • 8 đội bóng giải trí nhất Premier League từ năm 2014
  • Top 10 người nhện đỉnh nhất hiện tại: Số 1 thuyết phục; Neuer xếp chót
  • Không thể cản Inter Milan
  • Indonesia tự tin trước bán kết, người cũ ĐT Việt Nam ở lại giúp HLV Shin Tae-yong
  • TRỰC TIẾP Tottenham 2-3 Arsenal (KT): Duy trì ngôi đầu
  • Nguyên nhân đằng sau màn "khẩu chiến" của Salah với Jurgen Klopp?
  • U23 Việt Nam về nước, Văn Chuẩn buồn hiu, HLV Hoàng Anh Tuấn trăn trở
  • Erik ten Hag bất lực với Rasmus Hojlund?
  • U23 Việt Nam bị loại, HLV Hoàng Anh Tuấn thừa nhận 1 điều
  • Cán cân Ngoại hạng Anh chỉ thay đổi khi 1 nhân vật rời đi
  • Sao Việt kiều 40 tỷ bật khóc vì bị mắng; HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam
  • Thể thao Việt Nam năm 2016: Lại “ăn xổi” hay đầu tư dài hơi?

    14:58 Thứ hai 01/02/2016

    Sau thành công mỹ mãn của Thể thao Việt Nam năm 2015, giới lãnh đạo và người hâm mộ đang lo lắng khi nhìn về Olympic 2016 với những gương mặt còn rất trẻ.

    Sau niềm vui với thành công mỹ mãn của Thể thao Việt Nam (TTVN) trong năm 2015, giới lãnh đạo và người hâm mộ đang lo lắng khi nhìn về Olympic 2016. Những gương mặt còn rất trẻ đã xuất hiện nhưng có làm nên chuyện lại là việc khác.

    Thể thao Việt Nam năm 2016: Lại “ăn xổi” hay đầu tư dài hơi?
    Công Phượng (phải) với thể hình nhỏ bé suýt chút nữa đã không thể theo nghiệp bóng đá. Ảnh: Minh Hoàng.

    Ánh Viên, Công Phượng từng bị bỏ rơi

    Lúc này, tên tuổi của “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên và “Messi Việt Nam” Nguyễn Công Phượng đã nức tiếng cả nước và khu vực Đông Nam Á. Không dừng trong khuôn khổ thể thao đơn thuần, những bước tiến của họ còn là tấm gương cho thế hệ trẻ, những đồng nghiệp, vận động viên (VĐV) ở nhiều môn khác theo đó phấn đấu vươn lên. Có điều ít ai biết là trong quá khứ, cả Ánh Viên lẫn Công Phượng cũng suýt nữa bị “bỏ rơi”.

    Trong một lần tâm sự, bà Nguyễn Thị Hoa – mẹ Phượng nhớ lại những ngày đầu tiên Phượng đến với trái bóng: “Hàng ngày, sau bữa trưa, tôi thường chở con bằng xe đạp từ nhà tới Trung tâm Văn hóa thể thao Đô Lương tập đá bóng. Quãng đường khoảng 18-20km nhưng đường khó đi nên phải mất 2-3 giờ mới tới nơi. Thế rồi 3 năm trôi qua, Phượng hớn hở bao nhiêu khi nhận giấy báo lên tập thử ở “lò” SLNA thì lại buồn bấy nhiêu khi không được nhận. May mắn thay là trong hoàn cảnh đó, còn có Học viện HAGL-Arsenal JMG khi đó mới thành lập “mở lòng” với cháu.”

    Không khác Phượng là mấy, thời điểm trước năm 2010, Ánh Viên chẳng được ai biết đến cho tới khi “hữu duyên” gặp ông Nguyễn Xuân Gụ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam. “Lần đầu tôi gặp Ánh Viên là cuối năm 2010, khi ấy cháu chưa có tên trong thành phần đội tuyển nên không tiêu chuẩn chế độ gì. Nhưng chẳng hiểu sao nhìn con bé đen nhẻm, người gầy nhẳng, cánh tay dài, hỏi gì cũng chỉ cười hiền tôi lại thấy có một niềm tin mãnh liệt. Tôi hỏi Viên, con có hứa sẽ đạt thành tích cao sau này không? Viên đáp: Con hứa ạ! Con sẽ cố gắng tập thật tốt để không phụ lòng của các bác ạ. Vậy là tôi quyết tâm phải làm gì đó cho cháu” – ông Gụ kể.

    Thể thao Việt Nam năm 2016: Lại “ăn xổi” hay đầu tư dài hơi?
    Vận động viên Ánh Viên. Ảnh: Internet.

    Và những giải đấu quốc tế của Viên đã bắt đầu như vậy, không phải bằng tiền nhà nước, mà bằng kinh phí của một doanh nghiệp được Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam “vận động” đầu tư.

    Sau Công Phượng, Ánh Viên, hồi ASIAD 2014, TTVN lại tiếp tục ngỡ ngàng với tấm HCB nhảy xa nữ của Bùi Thị Thu Thảo. Đơn giản, trước thềm ASIAD 2 tháng, Thảo còn không có tên trong danh sách tới Hàn Quốc tranh tài. Thậm chí đầu năm 2014, Thảo còn có dấu hiệu chán nản, thờ ơ tập luyện. Nếu các thầy cô ở Bộ môn Điền kinh Hà Nội không có tâm huyết, động viên Thảo kịp thời thì TTVN đã mất đi một huy chương ASIAD quý giá.

    “Ăn may” đến bao giờ?

    Thể thao Việt Nam năm 2016: Lại “ăn xổi” hay đầu tư dài hơi?
    Vận động viên Thạch Kim Tuấn. Ảnh: Internet.

    TTVN đã trải qua một kỳ SEA Games 2015 thành công ngoài mong đợi với sức bật từ các môn Olympic. Sự tỏa sáng đầy bất ngờ của Nguyễn Thị Huyền (22 tuổi, điền kinh), Trương Thị Kim Tuyền (18 tuổi, taekwondo), Trương Thị Phương (16 tuổi, canoeing)… đã làm nức lòng các cổ động viên. Cuối năm, việc kỳ thủ Cẩm Hiền giành HCV U8 nữ thế giới đã thêm một dấu son hoàn hảo vào bức tranh đẹp của TTVN năm 2015.

    Nhưng vui bao nhiêu lại lo âu bấy nhiêu khi nghĩ tới đấu trường Olympic – nơi mà TTVN mới chỉ có vỏn vẹn 2 HCB. Hướng tới Olympic 2016, TTVN cũng chỉ dám mơ có huy chương ở môn bắn súng (Hoàng Xuân Vinh), cử tạ (Thạch Kim Tuấn) mà thôi.

    Sẽ là dễ dàng nếu lấy bối cảnh chung của nền kinh tế, những khó khăn về thể chất con người… để biện minh cho việc TTVN thường “trắng tay” ở Thế vận hội. Phải nhìn nhận rõ cốt lỗi của vấn đề nằm ở tâm lý “ăn xổi”, không chịu (không đủ kiên nhẫn) đầu tư đường dài. Ông Nguyễn Hồng Minh – nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Tổng cục TDTT nói: “Theo tôi, TTVN vẫn bỏ sót nhiều VĐV đầy tiềm năng vì nhiều lý do. Trong đó, quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào cách nhìn nhận mang theo nhiều cảm tính của các HLV từ cấp cơ sở đến đội tuyển, rồi cả chuyện “quân anh quân tôi”. Cần nhớ, những VĐV tài năng như Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ), Thạch Kim Tuấn (cử tạ) đều được phát hiện, bồi dưỡng bởi những người thầy có tài và đầy tâm huyết như HLV Hoàng Bảo (Hải Phòng), HLV Huỳnh Hữu Chí.”

    Thể thao Việt Nam năm 2016: Lại “ăn xổi” hay đầu tư dài hơi?
    Vận động viên Hoàng Xuân Vinh. Ảnh: Internet.

    Theo ông Minh, từ cách đây 20-30 năm, chúng ta cũng đã tổng kết, đúc rút, học hỏi những kinh nghiệm từ các nước phát triển về các tiêu chí tuyển chọn VĐV. Sau đó, tất cả những lý thuyết này đã được truyền đạt cho lớp HLV: “Vấn đề là TTVN chưa có một giải pháp tiến hành đồng bộ, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ lúc phát hiện VĐV, theo dõi những bước tiến của họ. Ở đây, cần có sự vào cuộc của khoa học, VĐV phải được đo các chỉ số về máu, xương, lượng vận động, thành tích… theo định kỳ” – ông Minh nói.

    Còn GS Dương Nghiệp Chí – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học TDTT chia sẻ: “Thể thao trường học tạo một nền thể lực chung cho thiếu niên, nhi đồng. Bao năm qua, chúng ta không đi theo con đường mà cả thế giới đã đi, mà chỉ cố gắng nhặt nhạnh, không muốn mất công gì cả mà vẫn tìm ra tài năng, thật phi lý!”.

    “Nguy cơ cao thành tích thể thao Việt Nam ngày càng lùi so với quốc tế tại các kỳ ASIAD, Olympic do không chịu tập trung vào thể thao trường học là quá rõ rồi.”
    GS Dương Nghiệp Chí
    Chính Minh - Dân Việt
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...