MỚI NHẤT :
  • Báo Indo nói thẳng thói quen chơi xấu của cầu thủ Việt Nam
  • Pep Guardiola lo sợ Arsenal
  • U23 Indonesia vs U23 Uzbekistan: Hồi kết của "chuyện cổ tích"
  • Haaland bất ngờ đưa ra nhận định về Arsenal
  • Phản ứng đầu tiên của Raya sau sai lầm chết người
  • 6 tháng thảm họa và nguy cơ hiển hiện với bóng đá Việt Nam
  • Thắng Tottenham, Arteta vẫn "trách khéo" các học trò
  • De Rossi thừa nhận AS Roma kém cỏi
  • Rượt đuổi hấp dẫn, AS Roma “run rẩy” ở vị trí thứ 5
  • Pep Guardiola: "CEO và chủ sở hữu của Man City sẽ rất hạnh phúc"
  • Pep Guardiola kinh ngạc với Elanga
  • Arteta nói thẳng về sai lầm của Declan Rice
  • Tottenham nhắm cựu tiền vệ M.U thay Conor Gallagher
  • Mức giá thương vụ Arsenal - Pedro Neto
  • Haaland nổ súng, Man City lại nắm thế thượng phong
  • 5 điểm nhấn Tottenham 2-3 Arsenal: Saka trở lại; Pha việt vị gây tranh cãi
  • Paul Merson chỉ ra điểm trừ lớn của Arsenal
  • Saka chế nhạo CĐV Tottenham
  • Bukayo Saka: “Man City không hoàn hảo''
  • Zinny Boswell: Spurs đánh mất quyền tự quyết
  • Trò láu cá của Ben White
  • Afghanistan làm nên lịch sử, Thái Lan gục ngã trước cổng thiên đàng
  • Barca bán gấp tiền vệ
  • M.U xác định cái tên thay Wan-Bissaka
  • "Arteta đang kêu gọi các cầu thủ của mình cần giữ sự bình tĩnh"
  • Havertz liên tục nhả đạn, Arsenal hạ Tottenham trong trận cầu 5 bàn
  • "Ôi Raya! Cậu đang làm cái quái gì vậy?"
  • Bukayo Saka quá hay
  • Slot yêu cầu Liverpool giữ chân 1 ngôi sao
  • Thoát thẻ đỏ, Hà Nội ghi danh vào top 4 Cúp Quốc gia
  • 10 bản hợp đồng đầu tiên của Arne Slot cho Feyenoord thể hiện ra sao?
  • Neville: "Vicario hoàn toàn không có cơ hội"
  • Thứ vũ khí của Arsenal trừng phạt Tottenham
  • Hành động hiếm thấy của 2 cầu thủ Inter Milan
  • Trước Salah, Klopp từng xung đột với 5 cầu thủ
  • Chuyển nhượng 28/04: Man Utd tiến hành ký 2 bom tấn; Arsenal sẵn sàng cho chữ ký 100 triệu euro
  • 8 đội bóng giải trí nhất Premier League từ năm 2014
  • Top 10 người nhện đỉnh nhất hiện tại: Số 1 thuyết phục; Neuer xếp chót
  • Không thể cản Inter Milan
  • Indonesia tự tin trước bán kết, người cũ ĐT Việt Nam ở lại giúp HLV Shin Tae-yong
  • Hồi ký Steven Gerrard – “Tôi ở Liverpool”; Chương 1: Suýt là học trò của Sir Alex

    16:41 Chủ nhật 31/01/2016

    Gerrard tận hiến những gì tinh túy nhất cho Liverpool nhưng trong những ngày mới làm quen với bóng đá, suýt chút nữa Steven Gerrard đã gắn bó với M.U.

    Gerrard tận hiến những gì tinh túy nhất cho Liverpool nhưng trong những ngày mới làm quen với bóng đá, suýt chút nữa người đội trưởng vĩ đại của Liverpool đã gắn bó với đại kình địch M.U. Cuốn sách mở đầu với những tình tiết chưa từng được tiết lộ về hành trình đến với thế giới túc cầu chuyên nghiệp của Gerrard.

    Hồi ký Steven Gerrard - “Tôi ở Liverpool”; Chương 1: Suýt là học trò của Sir Alex
    Steven Gerrard. Ảnh: Internet.

    Cảm giác thân thương

    N
    ăm lên 8, tôi được cha, ông Paul Gerrard hướng nghiệp. Khi ấy, tôi đang tham gia đội U10 Whiston Juniors, tất nhiên với mục đích rèn luyện sức khỏe và chưa hề có ý định nghiêm túc với nghiệp quần đùi áo số.

    Nhờ quan hệ của cha, tôi được chọn thử việc ở đội trẻ Liverpool dưới sự bảo hộ của Dave Shannon, tuyển trạch viên chuyên săn lùng tài năng nhí cho The Kop. Tôi được thông báo tới Melwood, đại bản doanh của đội 1. Tôi sẽ trở thành John Barnes ư? Anfield không phải là thảm cỏ màu xanh. Trong mắt tôi, đó là chiếc thảm đỏ dành riêng cho bậc vua chúa. Những câu hỏi kiểu vậy cứ lởn vởn trong đầu cậu bé 8 tuổi và tôi đã bắt đầu nghĩ về một tương lai trải đầy hoa hồng.

    Tôi đến Melwood với sự thảnh thơi khó hiểu. Tuần nào tôi cũng lập hat-trick ở Whiston và nhận giải “Cầu thủ xuất sắc nhất trận”. Liverpool ở một tầm cao khác nhưng nó không ngăn cản tôi ngừng lạc quan. Ở cổng sân, 3 HLV Steve Highway, Hughie McAuley và Dave đã đợi sẵn tôi. Trong ngày thử việc, 3 người họ dù chẳng hề quen biết tôi từ trước cũng cổ vũ hết mình cho tôi ở ngoài đường pitch.

    Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời đến thời điểm này, tôi cảm nhận được sự thân thuộc ở một nơi xa lạ. Thú thật, lúc mới đến, tôi không hiểu tại sao các cầu thủ hát cùng một bài (You’ll never walk alone, bài hát truyền thống của Liverpool), cũng chẳng nhận thức rõ được tầm vóc của Liverpool. Tóm lại, giữa tôi và Liverpool không có bất kỳ mối liên hệ nào. Nhưng tôi cảm nhận được sự tôn trọng mà người lớn dành cho cậu nhóc như tôi. Thế mới lạ.

    Ghét Everton, suýt đến M.U

    Trẻ con thường tò mò và tôi cũng vậy. Liverpool đồng ý cho tôi gia nhập học viện, hứa hẹn cha con tôi những điều tốt đẹp để ngăn tôi tiếp cận với những đội bóng khác. Nhưng ngoài kia là thế giới bao la với biết bao điều hay ho và tôi muốn trải nghiệm nhiều hơn. Tôi quyết định tạm khước từ lời đề nghị của Liverpool, xách ba lô tới những chân trời khác. Vả lại, Liverpool cũng chưa đảm bảo tương lai cho tôi theo hợp đồng dạng YTS (chương trình đào tạo tài năng trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 17, tiền đề của một bản hợp đồng chuyên nghiệp với đội 1).

    M.U là điểm dừng chân đầu tôi trong chuyến phiêu lưu ngắn ngủi. Tôi ở Manchester 5 ngày, lập cú đúp trong trận ra mắt (M.U thắng Cambridge 6-2). Sir Alex tha thiết giữ tôi lại, nhưng giống với lần từ chối Liverpool, tôi muốn đi tiếp để thưởng ngoạn thế giới.

    Năm lên 11, tôi thử việc 4 ngày trong màu áo West Ham. Năm lên 17, tôi được chào mời bản hợp đồng đầu tiên trong đời. Everton – đối thủ truyền kiếp cùng thành phố của Liverpool gửi tới cha tôi lời đề nghị 3 năm hợp đồng. Lúc ấy, tôi nhận ra năng lực của mình.

    Đứng trước cơ hội việc làm thật sự, tôi suy nghĩ rất lâu. Tuy nhiên, Everton không bao giờ lọt vào danh sách cuối cùng của tôi. Ngày nào cũng như ngày nào, suốt 3 tháng liền, văn phòng Everton gọi về nhà tôi 3 lần, thúc giục cha tôi xúc tiến thương vụ. Tôi chiều lòng cha, tới thử việc ở Everton. Nhưng chỉ sau nửa giờ thi đấu, họ rút tôi ra ngoài mà không đưa ra lý do gì. Tôi coi đó là một sự xúc phạm dù rằng hành động đó có thể chỉ để tạo điều kiện cho những người trẻ khác vào sân. Nói gì thì nói, tôi vẫn ghét Everton. Nếu thật sự muốn tôi, Everton cần cho tôi đá hết trận bởi có như vậy, tôi mới chứng tỏ mình xứng đáng được ký hợp đồng chuyên nghiệp.

    Ít ngày sau, tôi có mặt ở trung tâm huấn luyện của đội bóng ít tên tuổi Tranmere Rovers. Hẳn nhiên, tôi không hề có dự định gia nhập Tranmere. Chỉ đơn giản là một cảm giác thanh thản ở một CLB nhỏ, nơi cha tôi và HLV trưởng là bạn chí cốt từ thời học phổ thông.

    Không đâu bằng nhà

    Sau những ngày tháng chu du, Liverpool vẫn là bến đỗ cuối cùng của tôi. Năm 14 tuổi, tôi nhận học bổng 2 năm theo học lớp huấn luyện trao cho học sinh ở Melwood. Năm 17 tuổi, ít ngày sau khi liên hệ với Everton, tôi nhận được điện thoại từ Liverpool. Phía bên kia đầu dây, thư ký văn phòng chủ tịch báo tin vui: “Đến đây, cậu sẽ ký vào hợp đồng có hiệu lực 3 năm.” Áp lực mà tôi tạo ra hòng đẩy nhanh quá trình hợp thức hóa YTS đã thành công. Tôi sẽ trở về Melwood, bước vào phòng thay đồ và ra mắt khán giả Anfield.

    Nghĩ lại, tôi thấy mình hơi quá đáng khi để Liverpool phải chờ đợi lâu đến vậy. Năm 1991, tôi và Owen – hai thành viên duy nhất tham gia lớp đào tạo cho đội tuổi từ 10 đến 14 được triệu tập vào danh sách 23 tuyển thủ U18 Liverpool dự giải giao hữu ở San Sebastian, Tây Ban Nha. Năm đó, tôi mới 11 tuổi! Đó là vinh dự lớn lao với thằng nhóc mới chân ướt chân ráo tới đội, tính tình khó ưa, hay dằn dỗi và đưa ra yêu sách. Giải năm đó, tôi và Owen chỉ đứng ngoài quan sát đàn anh nhưng chừng đó thôi là quá đủ về một ký ức không bao giờ quên.

    Liverpool thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi. Năm cuối cùng ở trường phổ thông, tôi được gọi lên đội B, ít tháng trước khi ra mắt đội 1 ở trận gặp Blackburn. Xuất hiện khoảng 20 phút trên sân, tôi ở trong nghe rõ tiếng của Jamie Redknapp: “Không sớm thì muộn, cậu sẽ đá chính.

    Năm lên 20, tôi hưởng lương 800 bảng/tuần, tiếp đến tăng thêm 1000 bảng/tuần. Từ một cậu bé, tôi đã trở thành đàn ông thực thụ. Tiền kiếm được từ đá bóng giúp tôi đỡ đần gia đình, tự mua xe riêng thay vì sử dụng chiếc Bluebird hiệu Nissan của mẹ. (Còn tiếp… )

    Khánh Ly - Báo Đất Việt
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...