MỚI NHẤT :
  • Gareth Southgate và sứ mệnh thanh lọc sự mục nát tại Manchester United!
  • Onana bay người cứu thua đẳng cấp
  • Mo Salah ra tuyên bố, ngầm thừa nhận có vấn đề với Klopp
  • Arne Slot liệu có phù hợp với Liverpool!
  • "Man Utd đang áp đảo"
  • Đến London đàm phán, Amorim phải công khai xin lỗi CĐV Sporting
  • Xavi ở lại, Barca "quay xe" chớp nhoáng
  • Antony bỏ lỡ khó tin
  • Klopp phá vỡ im lặng về hình ảnh "bốc hỏa" với Salah
  • Lopetegui "quay xe" đến Milan: West Ham lấy ai kế vị David Moyes
  • Chelsea có nên sa thải Pochettino?
  • "Nhưng Aston Villa vẫn sẽ quá mạnh đối với Chelsea"
  • Carragher nói lý do Salah tranh cãi với Klopp
  • Sao U23 Thái Lan thừa nhận thực tế phũ phàng sau U23 châu Á 2024
  • Leicester trở lại Ngoại hạng Anh: Vinh quang xen lẫn bất ổn!
  • Salah gây sốc khi 'bật' Klopp ngay trên sân
  • Chuyển nhượng 27/04: Diễn biến Frimpong, M.U có cơ hội ký De Jong; Cú hích bom tấn 100 triệu bảng tới Arsenal
  • Sụp đổ tại London, Liverpool coi như giương cờ trắng
  • Câu nói của Ten Hag càng chứng minh MU phải bán Rashford ngay hè 2024
  • TRỰC TIẾP Man United 0-0 Burnley (H2): Antony tiếp tục vô duyên
  • 3 câu hỏi cho Real sau trận thắng Sociedad
  • 7 sự thay thế tiềm năng cho Darwin Nunez tại Liverpool
  • ''Không thể thấy điều gì khác ngoài một chiến thắng cho Arsenal''
  • Chi tiết nhỏ thể hiện, Bruno quan trọng nhất với MU hiện tại
  • Thua sốc U23 Indonesia, Chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi
  • Chuyên gia: 'U23 Iraq không quá chênh lệch so với cầu thủ U23 Việt Nam'
  • Barcelona tiến sát nhà vô địch World Cup
  • Nunez ''bình chân'' tại Liverpool
  • NÓNG! Barca chốt kế hoạch cho Fati
  • Derby Bắc London là khúc cua định mệnh của Arsenal
  • Arsenal săn đón ngôi sao giá rẻ của Wolves
  • Bruno Fernandes bất ngờ cảnh báo M.U 1 điều
  • Vì sao Liverpool bỏ qua Ruben Amorim?
  • Tiết lộ choáng, Ronaldo áp đặt yêu sách lên Rangnick
  • Xác nhận: Mục tiêu của M.U rời Fulham
  • Arsenal và tầm nhìn rộng hơn chức vô địch EPL
  • Những 'wonderkid' năm 2020 theo GOAL giờ ra sao?
  • Martinelli "chèo kéo" đồng hương tới Arsenal
  • Chiến thuật của Ten Hag là gì? và điểm mạnh của nó
  • Pep khẳng định không quan tâm đến các trọng tài
  • Cầu thủ Việt Nam xuất ngoại: Không có gan thử thách, đừng mơ mộng thành công

    23:15 Thứ sáu 28/06/2019

    BongDa.com.vn Bóng đá Việt Nam ngày càng có nhiều cầu thủ xuất ngoại và vì sao vẫn chưa gặt hái thành công?

    Những người mở đường

    Trong lịch sử bóng đá nước nhà, tiền đạo Lê Huỳnh Đức (Công an TP.HCM) được xem là cầu thủ Việt Nam đầu tiên mang chuông đi đấm xứ người khi sang Trung Quốc thi đấu cho Lifan Chongping theo dạng trao đổi cầu thủ. Sau đó là các trường hợp trung vệ Lương Trung Tuấn sang Thai-Port, cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại Thai-League, Nguyễn Việt Thắng sang Porto B, Lê Công Vinh chơi bóng ở Nhật Bản rồi Bồ Đào Nha...

    Thời gian gần đây, HAGL là câu lạc bộ tiên phong trong việc đưa lứa cầu thủ lò JMG sang thử sức tại J-League, K-League, Thai-League. Có thể kể một vài cái tên tiêu biểu như Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh, Lương Xuân Trường, Nguyễn Hữu Anh Tài. Đừng vội kết luận cầu thủ Việt Nam thành công hay thất bại mà trước hết hãy nhìn nhận vai trò của những người mở đường.

     - Bóng Đá

     Công Phượng và Xuân Trường vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi sau các lần xuất ngoại.

    Có thể nói xuất khẩu cầu thủ thất bại là điều bình thường, bởi bóng đá Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn so với trình độ châu lục và thế giới. Tuy nhiên, sự tiên phong, mạnh dạn bơi ra biển lớn như Lê Huỳnh Đức, Trung  Tuấn, Công Vinh... rồi Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Lâm... là điều đáng trân trọng. Nên nhớ chưa gặt hái thành công như mong đợi cũng  không có nghĩa là không bao giờ thành công. Nhờ những người mở đường này, các cầu thủ xuất ngoại sau này sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, tránh được những vết xe đổ.

    Khi nào cầu thủ Việt Nam gây tiếng vang tại trời Âu?

    Suy cho cùng xuất khẩu cầu thủ là một quá trình, chặng đường dài. Bóng đá Việt Nam trên bình diện châu Á vẫn chưa là gì so với Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản. Chúng ta đang đi những bước đầu tiên trên chặng đường thành công. Nên nhớ những nền bóng đá hàng đầu châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản phải mất một chặng đường dài mới có được thành quả như hiện nay. Để có được kết quả này, họ đánh đổi và trả giá bằng hàng loạt thất bại trong vài thập kỷ. Cầu thủ Việt Nam hãy xem đó là tấm gương để phấn đấu, kiên định với mục tiêu xuất ngoại tại châu Âu.

     - Bóng Đá

     Chỉ có thủ môn Đặng Văn Lâm là chiếm vị trí chính thức trong màu áo Muangthong United tại Thai-League.

    Sắp tới Nguyễn Công Phượng sang Pháp thử việc và nhiều cầu thủ Việt Nam cũng sẽ tìm đường xuất ngoại. Chắc chắn cầu thủ Việt Nam trong tương lai sẽ nhiều cơ hội trở thành Park Ji Sung, Song Heung-min mới nếu dám dấn thân, chấp nhận đánh đổi và trả giá. Sau tất cả, thành công vẫn ở thì tương lai nhưng có một điều chắc chắn, đó là để có được 1 vị trí chính thức tại J-League, K-League hay các giải vô địch quốc gia tại châu Âu không phải là điều đơn giản đối với cầu thủ Việt Nam.

    Bóng đá chuyên nghiệp thời đại kim tiền có sự cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt. Và muốn thành công chỉ có cách duy nhất là dũng cảm đối mặt và vượt qua nó. Câu chuyện xuất ngoại của cầu thủ Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.

    Gia Minh | 23:15 28/06/2019
    Chia sẻ

    Loading...