MỚI NHẤT :
  • Bruno Fernandes khen ngợi mục tiêu chuyển nhượng của M.U
  • Antony: Tôi cần bàn thắng đó
  • "Tôi biết tại sao Man Utd lại chiêu mộ mình"
  • Đấu Việt Nam, sao Indonesia không dám nhìn vào quá khứ
  • "Cầu thủ chính gốc Indonesia chơi hừng hực hơn nhiều"
  • Bàn thắng của Amad Diallo không thể khỏa lấp vấn đề của M.U
  • Báo Indonesia cập nhật tin dữ trước trận gặp Việt Nam
  • 'Thiếu gia' V-League có chữ ký mới sau Tuấn Anh
  • Tất cả đã sai về Diogo Dalot
  • "Ông ấy sẽ dẫn dắt Liverpool hoặc Man Utd rất tốt"
  • Arsenal và cơn ác mộng mất chức vô địch mùa trước lặp lại?
  • Lewandowski cảnh báo PSG
  • Quang Hải tính xuất ngoại lần 2; Rõ lý do HLV Troussier loại Công Phượng
  • Diego Simeone nói thẳng lý do thua Barca
  • Chelsea thảo luận nội bộ về cựu HLV Bayern
  • Man Utd tạo nên thảm họa trên TTCN
  • "Cầu thủ Việt Nam ở trận thua Indonesia còn non kinh nghiệm"
  • 4 điểm nhấn của bóng đá châu Âu tuần qua
  • Liverpool và Tottenham tranh giành sao Fulham
  • Bạn gái Maddison khoe dáng vạn người mê
  • Cancelo: “Pepe từng khuyên tôi gia nhập Real”
  • Phil Thompson nêu tên ƯCV tuyệt vời thay thế Jurgen Klopp
  • Thắng Liverpool nhưng Ten Hag vẫn ám ảnh trận thua Arsenal
  • Barca nhận tin dữ trước đại chiến tại El Clasico
  • Gilberto Silva gợi ý chữ ký lý tưởng cho Arsenal
  • Việt Nam đấu Indonesia, lộ thái độ của HLV Troussier
  • Xavi xây dựng Barca 2.0 nhờ những "diễn viên phụ"
  • Xác nhận! M.U sẵn sàng chia tay Greenwood với 1 điều kiện
  • Hậu vệ nào sẽ ở lại hoặc chia tay Juve mùa hè này?
  • Hazard: "Tôi tự hào khi khoác áo Real Madrid"
  • Bộ khung tối ưu của ĐT Việt Nam đấu Indonesia
  • Gilberto Silva đánh giá cơ hội vô địch Premier League của Arsenal
  • Bà xã Kiwior và sở thích diện khoe vòng 3 nóng bỏng
  • Những trận đấu hay nhất trong kỳ FIFA Days tháng 3
  • Ole ví von Rashford với Messi, Ronaldo
  • Real đón cú hích lớn từ thần đồng nước Pháp
  • Gồng gánh Chelsea, sao trẻ sắp được tăng lương
  • Diaz khiến tuyển Tây Ban Nha phải hối hận
  • "Các đội V-League có 3 ngoại binh đã mạnh, Indonesia thì đến 10 người"
  • Osimhen tái phát vết thương cũ
  • Số 10 nhưng không phải "số 10"

    17:32 Thứ bảy 14/07/2018

    BongDa.com.vn Giải lớn đầu tiên biết thức khuya và háo hức xem đá bóng là Euro 1992 với cơn địa chấn đến từ “Các chú lính chì dũng cảm”, khái niệm đá bóng khi đó đơn giản chỉ là 1 trò chơi, 1 môn thể thao được cả thế giới đam mê. Lúc đó hầu như ai cũng có cho bản thân mình 1 đội bóng yêu thích và 1 thần tượng trong lòng, đối với tôi và nhiều người khác đó là các “số 10”. Vậy “số 10” là ai?

    Bóng đá thời “tiền sử” nằm trong tay các “số 10”, họ làm cho trận đấu trở nên sinh động hay nhàm chán, họ quyết định trận đấu có nhiều bàn thắng hay không bằng phong độ và cảm xúc của họ hôm đó, trận đấu đó có khoảnh khắc nào để cả thế giới nhớ tới hay không đều phụ thuộc vào họ.

    Mỗi đội bóng đều có 1 “số 10” của riêng mình và đương nhiên họ là thủ lĩnh không cần bàn cãi. Về chiến thuật, đá bóng thời này cho dù với đội hình nào đi chăng nữa (3-4-3 hay 4-3-3 hay hiện đại hơn là 4-4-2) thì đều có chỗ cho “số 10”.

    Số 10 nhưng không phải

     Vua bóng đá Pele là cầu thủ số 10 vĩ đại nhất trong lịch sử World Cup.

    Nhưng cho dù đá với chiến thuật nào thì vị trí trên sân chỉ dành cho 9 cầu thủ mà thôi trừ 2 trường hợp ngoại lệ: “số 10” và thủ môn. Không cần chỉ đạo thì thủ môn bắt buộc “cắm sào” trong khung thành rồi còn vị trí của “số 10” là ở đâu trên sân? Câu trả lời là ở khắp mọi nơi tùy anh ấy thích … Vậy nhìn trên sân thì làm sao nhận ra họ?

     Đầu tiên và đương nhiên là họ mặc áo số 10, trên sân thì dường như họ có mặt ở mọi nơi và làm tất cả các công việc: họ qua người, họ chuyền bóng, họ đá phạt, tất nhiên là họ ghi bàn, thậm chí là họ tranh cãi với đối thủ và trọng tài.

    Khi không có bóng trong chân thì họ là người thừa đúng nghĩa, chỉ khoan thai đi bộ và chờ đợi nhưng khi bóng tới chân thì họ là 1 người khác hoàn toàn, gần như tất cả các đợt tấn công đều phải qua chân họ. Họ làm tất cả những việc trên với 1 tài năng bẩm sinh, 1 kỹ thuật thượng thừa và đặc biệt là tính duy nhất, không ai giống ai và cũng không ai giống họ.

    Xem họ thi đấu ta sẽ có cảm giác họ tận hưởng trận đấu cho riêng mình, họ cố gắng sáng tạo ra những khoảnh khắc thiên tài để nhận lấy sự gào thét ngưỡng mộ từ các khán đài hơn là chiến đấu để giành 1 chiến thắng. Do không thể gọi họ là tiền vệ hay tiền đạo nên người ta gọi họ là “số 10”.

    Số bàn thắng của họ không nhiều như những tiền đạo thực thụ nhưng các bàn thắng này đa số đều rất đẹp, tuy nhiên để nhớ về họ người ta thường nhớ các đường chuyền độc cho tiền đạo ghi bàn mà ta hay gọi là các đường chuyền dọn cỗ, những pha đá phạt kinh điển, những cú qua người có 1 không 2.

    xem đá bóng đôi khi chính là cảm giác hồi hộp chờ đợi những khoảnh khắc thiên tài này. Họ chắc chắn là những thiên tài và cho dù ở cấp độ nào bạn cũng sẽ được nghe báo chí gọi họ bằng những mỹ từ như nhạc trưởng, nghệ sỹ, đạo diễn. Đá bóng lúc đó, 1 trận đấu diễn ra cũng tương tự như 1 màn so tài giữa 2 “số 10” của 2 bên, phong độ của họ gần như sẽ định đoạt số phận trận đấu.

    Để dễ hiểu hơn ta cứ nói về các minh họa cụ thể: Vua bóng đá Pele, Cậu bé vàng Maradona, Pele trắng Zico, Thánh Cruyff, Platini với những cú đá phạt (những huyền thoại này rất tiếc lại không được tận mắt thưởng thức).

    Số 10 nhưng không phải

     Maradona là số 10 vĩ đại nhất trong lòng người hâm mộ Argentina.

    Thế hệ trẻ hơn có Gullit (thần tượng của tôi, rất đa năng), Baggio (tóc đuôi ngựa thần thánh, theo đạo Phật), Valderrama (Vua sư tử), Quỷ đỏ đầu đàn Scifo, Hagi (Maradona của Đông Âu), Michael Laudrup (đá rất ăn ý với người em là tiền đạo Brian Laudrup), Okocha (không thể quên được những pha đi bóng của anh trong đội hình Những con đại bàng xanh Nigeria), Brolin (tóc vàng lãng tử của Thụy Điển), Boban (Nam Tư và Croatia sau này).

    Sau này thời bóng đá hiện đại có Veron (gã trọc), Zidane (gã hói), Totti (hoàng tử thành Rome), Rui Costa (Bồ Đào Nha nhưng đá giống người Brasil hơn), Rivaldo (kèo trái rất dị), Riquelme (được xem là “số 10” cổ điển cuối cùng), Deco (đàn em của Rui Costa, cũng là người BĐN nhưng đá giống người Brasil hơn vì đơn giản anh gốc Brasil)…

    Ở Việt Nam có các “số 10” nổi bật (những người tôi biết): Hồ Văn Lợi của Cảng Sài Gòn, Hồng Sơn của Thể Công, Minh Hiếu của CA Hà Nội, sau này có Minh Phương thời về Đồng Tâm Long An, hiện tại chỉ còn Văn Quyết là ra nét mà thôi.

     Không mặc áo số 10 nhưng chắc chắn là “số 10”

    Khá hiếm hoi, có một số nghệ sỹ không mặc áo số 10 nhưng lại là “số 10” đích thực: Nổi tiếng nhất chắc chắn là Thánh Cruyff (14) người dẫn dắt lối đá tổng lực của Da cam và là nền tảng cho triết lý Tiki – taka của Lò La Masia ngày nay, thiên thần Kaka (8) hào hoa, vua đá phạt Juninho (8), Việt Nam mình có công chúa Hồng Sơn (8), Hồ Văn Lợi (14), Minh Phương (12)…

    Số 10 nhưng không phải

     Không mang áo số 10, nhưng Johan Cruyff còn làm được nhiều hơn thế.

     Mặc áo số 10 nhưng không phải là “số 10”

    Với đá bóng hiện đại, tuy vẫn có chỗ cho nghệ sĩ nhưng góc độ chiến thuật và kỷ luật đội hình cũng được xem trọng chứ không có kiểu tự do như trước đây. Đá bóng thời nay áp dụng nhiều yếu tố liên quan tới công nghệ và khoa học nhằm nâng cao tính tập thể và hạn chế sự phụ thuộc vào 1 cá nhân. Dấu ấn cá nhân ngày càng mờ nhạt hơn và “số 10” chính gốc hầu như không còn tồn tại, trên thế giới hiện tại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

    Các thiên tài mặc áo số 10 nhưng không phải là “số 10” đúng nghĩa có thể kể Ronaldinho, Messi, Neymar, Hazard, Salah … Các cầu thủ trên phát huy tài năng cao nhất ở vai trò tiền đạo cánh nhiều hơn là vai trò của 1 “số 10”. Messi kể từ khi được đá tự do như 1 “số 10” thực thụ thì lại không tỏa sáng kể cả trong màu áo Barca lẫn Argentina, còn ở Brasil bây giờ Coutinho mới là người ra nét “số 10” nhiều hơn là Neymar.

    Số 10 nhưng không phải

     Mang áo số 10, nhưng Messi lại thiên về vai trò khác, M10 là một tay săn bàn siêu hạng.

    Nhân xem WC 2018, thử tìm xem còn “số 10” nào không nhé: Isco của TBN có 1 ít nét nhưng chưa đậm đà, Pháp có Griezmann và Pogba nhưng cả 2 trộn lại thì mới ra “số 10”, Đan Mạch có Eriksen, Argentina có Messi, Croatia có Modric tuyệt vời, Brasil có Coutinho, Đức có Ozil nhưng đây là giải đấu thất vọng cho anh, Thụy Điển có Forsberg nhưng khá mờ nhạt, Hazard của Bỉ, James Rodriquez của Colombia lại bị chấn thương hành hạ, Nhật có Kagawa. Cá nhân tôi đánh giá chỉ có Messi, Ozil, Coutinho và cuối cùng là James Rodriquez là còn hơi hướm của “số 10” thực thụ nhưng rất tiếc WC 2018 là giải đấu đều mang lại sự thất vọng cho tất cả…

     Thời nào cũng vậy, đội nào cũng sẽ có 1 cầu thủ mặc áo số 10 trong đội hình, giống như 1 giấy chứng nhận cho chúng ta biết đâu là cầu thủ nghệ sỹ nhất đội nhưng thú thật vẫn thèm cái cảm xúc của các “số 10” mang lại. Xem  World Cup 2018 mà thấy sao ít ỏi và mờ nhạt quá, hy vọng “số 10” sẽ không tuyệt chủng trong tương lai…

    (Bạn đọc: Minh Hùng)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    | 17:30 14/07/2018
    Chia sẻ

    Loading...