MỚI NHẤT :
  • "Lật kèo" ngoạn mục, Jaap Stam đã đúng về Maguire
  • Man Utd tự cảm thấy mình ngớ ngẩn nếu bán đi 1 cầu thủ
  • Van Dijk: "Đó là điều Liverpool còn thiếu"
  • Man Utd trút mưa bàn thắng, Sheffield đối diện kỷ lục tồi tệ 30 năm
  • Làm bàn còn thua Maguire, sát thủ khiến Liverpool sa lầy
  • Bị miệt thị ngoại hình, bạn gái Declan Rice xóa hết ảnh
  • Xavi ở lại, Barca mở tiệc chúc mừng
  • U23 Việt Nam luyện "tuyệt chiêu", chờ đánh bại Iraq
  • Real hét giá bán Ceballos
  • Giấc mơ vô địch của Liverpool lụn bại vì 'đôi cánh'
  • Alexander-Arnold thất thần trên ghế dự bị
  • 5 sai lầm phòng ngự khiến Liverpool gục ngã trước Everton
  • Mùa giải khép lại, Enzo tiến hành phẫu thuật
  • Những điều cần biết về Slot - ứng viên cho vị trí HLV của Liverpool
  • Người hâm mộ Liverpool sẽ thích nghe những bình luận về Arne Slot
  • Gabriel: ''Thật khó để giành danh hiệu''
  • "Đó là một vòng luẩn quẩn tồi tệ mà Chelsea đã tự đặt mình vào"
  • Thua Man United, HLV Sheffield chỉ trích trọng tài
  • "Tôi nghĩ danh hiệu đã biến mất"
  • 8 cầu thủ tại Ngoại hạng Anh "dập tắt mọi nghi ngờ" trong mùa giải 2023/24
  • Rõ vị trí của Mbappe tại Real Madrid
  • Tin vui đến liên tiếp với Man United
  • "Đó là một bàn thua tồi tệ"
  • Chelsea mơ về kẻ hủy diệt Arsenal
  • M.U dè dặt với thương vụ 40 triệu bảng
  • Klopp: “Liverpool cần Arsenal và Man City sẩy chân”
  • Tại sao Bernardo Silva nên gia nhập Barcelona thay vì Real Madrid?
  • Bạn gái xinh như mộng của Bellingham
  • Ra mắt M.U tại Old Trafford, sao trẻ phấn khích
  • Arteta đang dần tìm ra cỗ máy săn bàn cho Arsenal
  • Những cái tên tệ nhất Serie A vòng 33
  • 4 lý do cho thấy Toney phù hợp với Man United
  • Van Dijk: "Cơ hội rõ ràng, lẽ ra phải ghi bàn"
  • Bayern muốn “rút ruột” Leverkusen
  • Cay đắng, những đối thủ truyền kiếp phá nát tham vọng của Liverpool
  • Mason Greenwood tiếp tục gây sốt
  • Ethan Wheatley ra mắt, Bruno Fernandes chốt luôn 1 câu
  • Pep nói 1 câu về tương lai Joao Cancelo
  • Bruno phân tích đóng góp của 4 đồng đội trong siêu phẩm của mình
  • 'Thật vui khi Mbappe gia nhập Real Madrid'
  • HLV Toshiya Miura: Sùng Nhật nên “nhắm mắt đưa chân“? (kỳ 2)

    16:46 Thứ tư 17/06/2015

    HLV Toshiya Miura là sự lựa chọn đúng đắn cho bóng đá Việt Nam hay không chính là phản ánh được trình độ làm bóng đá của VFF và chủ tịch Lê Hùng Dũng.

    HLV Toshiya Miura là sự lựa chọn đúng đắn cho bóng đá Việt Nam hay không chính là phản ánh được trình độ làm bóng đá của VFF và chủ tịch Lê Hùng Dũng. Một sự lựa chọn không thích hợp và bảo thủ quan điểm sẽ kéo cả nền bóng đá đi thụt lùi nhiều năm cho dù ở đây VFF đang cố gắng học Nhật Bản.

    VFF chọn HLV Miura phải chăng chỉ vì được hãng Honda tài trợ?
    VFF chọn HLV Miura phải chăng chỉ vì được hãng Honda tài trợ?
    B
    óng đá Việt Nam và VFF đang chủ trương học Nhật Bản nhưng trước hết chúng ta phải biết chính nước Nhật đã học gì và học từ ai để làm bóng đá để có được thành tựu như bây giờ. Nếu không giải quyết câu hỏi này việc học Nhật Bản chẳng khác gì “thầy bói mù xem voi”.

    Nhật Bản lấy cảm hứng từ Brazil

    Cách đây hơn 1 năm, báo Một Thế Giới có khởi đăng loạt Hồ sơ-tư liệu: “Bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á” dài 6 kỳ. Trong loạt bài viết này, có liệt kê lại quá trình bóng đá Nhật phát triển mô hình bán chuyên nghiệp ở cuối thập kỷ 1970 và thập kỷ 1980 với giải Japan Soccer League 1 (JSL-1) trước khi lên chuyển sang chuyên nghiệp J.League vào năm 1993.

    Cuối thập kỷ 1970 và đầu những năm 1980, người Nhật đã xác định con đường đi theo là học cách chơi bóng theo trườ g phái kỹ thuật của Brazil. Sỡ dĩ có sự chọn lựa này bởi xét về thể chất, sức mạnh thì người Nhật không vượt qua được Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên là 2 người khổng lồ của bóng đá châu Á khi đó.

    Brazil được lựa chọn vì cách chơi bóng kỹ thuật phù hợp với cơ thể nhỏ gọn, dẻo dai và khôn khéo của người Nhật. Thập niên 1970 chiều cao trung bình của đàn ông Nhật chỉ vào khoảng 1,67m, tức cũng xấp xỉ chiều cao đàn ông Việt Nam hiện tại (chiều cao trung bình đàn ông Nhật hiện tại là 1,72m) nên chọn Brazil là quyết định hợp lý.

    Leonardo, ngôi sao người Brazil trong màu áo Kashima Anlters ở J.League.
    Leonardo, ngôi sao người Brazil trong màu áo Kashima Anlters ở J.League.

    Năm 1981, bộ tuyện tranh Tsubasa ra đời và được đăng liên tiếp trong 7 năm, trở thành cảm hứng cho hàng triệu thiếu niên Nhật Bản trong suốt thập niên 1980-1990 về tình yêu bóng đá. Truyện Tsubasa khi được truyền sang Việt Nam cũng tạo nên cơn sốt trong giữa thập kỷ 1990.

    Trong truyện Tsubasa, người thầy đầu tiên và truyền động lực cho cậu bé này là Roberto Hongo, một người Brazil và xuyên suốt cả câu chuyện dài, Brazil luôn là cái đích lớn nhất mà Tsubasa và các cầu thủ Nhật Bản hướng đến. Đó không phải là sự lựa chọn vô tình của tác giả Takahashi Yoichi.

    Ngay từ thập niên 1970, người Nhật đã xác định lấy Brazil làm “điểm mốc” với phong cách kỹ thuật, đẹp mắt nên giải JSL-1 khi thuê cầu thủ ngoại cứ trung bình 10 người thì cầu thủ Brazil chiếm đến 7. Ngôi sao lớn nhất của JSL-1 và J.League 1 hồi thập niên 1980-1990 là Kazu Miura khi tuổi thiếu niên từng khăn gói sang Brazil học nghề ở CLB Santos, Palmeiras, Matsubara, Coritiba trước khi hồi hương đầu quân cho Youmiura ở JSL-1 năm 1988 (sau đổi thành Verdy Kawasaki, nhà vô địch đầu tiên của J.League).

    Sơ lược vài nét để thấy rằng, Nhật Bản khi học Brazil làm bóng đá là sự lựa chọn căn cơ, có chiến lược chứ không phải là “nhắm mắt chọn đại” hay “cứ đi riết rồi sẽ thành đường”. Người Nhật không làm bóng đá theo kiểu “ăn may” như thế.

    Và kết hợp phong cách khoa học của châu Âu

    Khi kỷ nguyên J.League được mở ra vào năm 1993, ngôi sao lớn nhất, nổi tiếng và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở Nhật Bản là Zico của CLB Kashima Anlters dù lúc đó “Pele trắng” đã bước vào tuổi 39. Ngoài Zico vốn đã là huyền thoại, các CLB Nhật Bản cũng thuê nhiều cầu thủ ngoại tên tuổi khác như: Gary Lineker (Anh-Nagoya Grampus Eight), Pierre Littbarski (Đức – JEF United Ichihara Chiba), Micheal Laudrup (Đan Mạch-Vissel Kobe), Hristo Stoichkov (Bungari-Kashiwa Reysol), Guildo Buchwald (Đức-Uwara Reds)…

    Các ngôi sao World Cup cứ thế lần lượt tìm đến J.League như Bismarck (Brazil), Schillacci (Ý), Dunga, Leonardo (Brazil), Ramon Diaz (Argentina, Vua phá lưới J-League 1993), Dragan Stojkovic (Nam Tư) Patrick M’boma (Cameroon, Vua phá lưới J-League 1998)…

    Mặc dù Brazil vẫn là nguồn cầu thủ chính cho J.League nhưng các cầu thủ châu Âu luôn được chào đón ở Nhật Bản. Và một đặc điểm chung của các ngôi sao châu Âu khi đến Nhật Bản là đa số họ đều là những mẫu cầu thủ chơi bóng kỹ thuật, thông minh mà điển hình nhất là Dragan Stojkovic – người về sau được bầu chọn là cầu thủ ngoại hay nhất lịch sử J.League.

    Người Nhật học phong cách kỹ thuật của Brazil nhưng cũng tiếp thu tư duy chiến thuật, cách chơi bóng đầu óc và khoa học của châu Âu để kết hợp lại cho phù hợp để rồi sau đó các cầu thủ Nhật Bản sẽ học được từ các “người thầy” này.

     Ngay cả các HLV nước ngoài khi sang Nhật hành nghề như Arsene Wenger (Nagoya Grampus Eight) cũng thuộc trường phái kỹ thuật.
    Ngay cả các HLV nước ngoài khi sang Nhật hành nghề như Arsene Wenger (Nagoya Grampus Eight) cũng thuộc trường phái kỹ thuật.

    Bên cạnh đó, Nhật Bản tạo điều kiện cho các cầu thủ hay các HLV trẻ sang châu Âu (Đức, Ý, Nam Tư cũ) và Brazil thi đấu, học tập, tu nghiệp. HLV Toshiya Miura là một trường hợp như thế khi sách cặp sang Đức học nghề HLV trong 5 năm ròng (1991-1996).

    Các cầu thủ và HLV Nhật Bản khi sang châu Âu thi đấu hay học nghề rồi quay về quê hương sẽ đem theo tinh hoa, kinh nghiệm từ các cường quốc bóng đá để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bóng đá Nhật. Tuy nhiên, bóng đá Nhật vẫn lấy phong cách kỹ thuật làm chủ đạo.

    Đáng tiếc, HLV Toshiya Miura không phải là đại diện điển hình của bóng đá Nhật Bản. Ông Miura nói cách khác là đại diện tương phản cho phong cách kỹ thuật của bóng đá Nhật. Điểm chung tiêu biểu ở HLV Miura chỉ là cách làm việc khoa học, tinh thần cống hiến và tính kỷ luật của bóng đá Nhật. Không phải vô tình khi báo chí ở Nhật Bản xếp HLV Toshiya Miura vào trường phái HLV bảo thủ, thực dụng ở J.League.

    VFF chọn lựa HLV Toshiya Miura đã đánh giá theo tiêu chí nào là chuyện riêng của VFF. Tuy nhiên, tròn 1 năm cầm quân, HLV Miura đã cho thấy điều khác xa những gì mà người hâm mộ VN trông đợi.

    Nguyên An - Motthegioi.vn
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...