MỚI NHẤT :
  • Carragher: “White từ chối tuyển Anh vì không muốn ngồi ngoài"
  • Barca hú vía vì Ter Stegen
  • Ten Hag có biện pháp dành cho Mainoo
  • Pascal Gross - Ngôi sao bị đánh giá thấp của Brighton
  • Barca nguy cơ mất mục tiêu số 1 vào tay gã khổng lồ Saudi Arabia
  • "Tôi đã sẵn sàng cống hiến hết mình cho Arsenal"
  • Alonso tuyên bố ở lại, Klopp ngay lập tức phản ứng
  • NÓNG! Alonso định đoạt tương lai trước truyền thông
  • Neville gạt Man United khỏi cuộc đua top 4 Premier League
  • Lộ trình nào đang chờ đón Endrick tại Real?
  • Cựu sao Porto ấn tượng 3 cầu thủ Việt Nam
  • 4 “vật tế thần” giúp Arsenal chiêu mộ tiền đạo trong mơ
  • Real Madrid xem như chốt được người thay thế Carvajal
  • Hùng Dũng nói thật về việc xuất ngoại
  • NÓNG! Man City mất hai trụ cột trước cuộc đấu với Arsenal
  • Bản lĩnh lớn của Arsenal
  • Đến Anfield là canh bạc đối với Xabi Alonso
  • Chuyển nhượng 29/03: Chốt giá Branthwaite, M.U gây sốc với sao Bayern; Arsenal sẵn sàng ký Haaland mới
  • Chelsea đối phó với khủng hoảng chấn thương
  • 3 lý do LAFC đem về Giroud
  • Neville nêu tên 3 HLV không phù hợp với Man United
  • HLV Kiatisuk dẫn dắt ĐT Việt Nam? Chuyên gia lên tiếng
  • Indonesia và Việt Nam, nhìn từ Ernando Ari và Quan Văn Chuẩn
  • Leverkusen sắp có bản hợp đồng mùa hè đầu tiên
  • Paul Merson dự đoán đại chiến Man City vs Arsenal
  • Der Klassiker năm nay vẫn rất đáng chờ đợi
  • Chi tiết chứng minh vì sao HLV Park dễ thành công hơn HLV Troussier ở Việt Nam
  • Ian Wright đấu khẩu với Roy Keane về cơ hội của Arsenal
  • Dù thế nào, Mikel Arteta vẫn sẽ là “ngọn đuốc dẫn đường” của Arsenal
  • NÓNG! Chốt hạ tương lai Xabi Alonso
  • Huyền thoại Arsenal khen ngợi Declan Rice
  • Romano xác nhận, Barca tiến sát thần đồng Brazil
  • Vì sao cả Chelsea và Liverpool đều muốn có huấn luyện viên Ruben Amorim?
  • Rice làm nóng cuộc đại chiến với Man City
  • Trả 36 triệu bảng, Man Utd muốn chốt nhanh thần đồng Argentina
  • Jack Grealish khen ngợi hai ngôi sao bên phía Arsenal
  • Người thắng kẻ thua của Barca sau loạt trận giao hữu vừa qua
  • Mauricio Pochettino nói rõ quan điểm về Raheem Sterling
  • Người thắng kẻ thua của Man United sau loạt trận quốc tế
  • Mục tiêu số 1 ngó lơ M.U, muốn gia nhập đại kình địch
  • Ai “bắt bệnh, chữa bệnh” cho một nền bóng đá?

    23:57 Chủ nhật 27/08/2017 | 2

    Sai lầm và thất bại kiểu “tự sát” của U22 Việt Nam đã cho thấy, bóng đá Việt Nam đang bị “bệnh”. Vấn đề là không ai biết bệnh gì, ở đâu dù gần như tất cả chúng ta đều là… “bác sỹ”, với thói quen “nhìn đâu cũng thấy vi trùng”.

    “Chết” bởi vì “bệnh… tâm lý”

     - Bóng Đá

     

    Chê trách, giễu cợt, móc máy và quy kết… khi “cơn bão” đi qua rồi và chỉ còn lại cảm giác hụt hẫng lẫn trống rỗng, có khi nào bạn thấy giật mình với câu hỏi: Minh Long là “thủ thạm” nhưng có thể cũng chỉ là “nạn nhân”? Và HLV Nguyễn Hữu Thắng cũng thế?

    Bởi 9 năm qua, tính ra thì năm nào bóng đá Việt cũng thất bại. 5 kỳ SEA Games, 4 kỳ AFF Cup, 3 chuyên gia ngoại và 3 ông thầy nội, tất cả đều có chung một kịch bản: Sai lầm sẽ chọn một ai đó để bắt đầu cho thất bại và kéo theo hàng loạt vấn đề phía sau, căn bản vẫn giống hệt nhau.

    Này nhé, HLV Nguyễn Hữu Thắng với thất bại ở SEA Games 2017 này là một “phiên bản” khác so với AFF Cup 2016. Vòng bảng ổn, lượt đi bán kết trên đất Indonesia thua 1-2 nhưng chơi tốt và lượt về nhập cuộc với thế chủ động hoàn toàn, đối thủ chỉ lo phòng ngự.

    Thế nhưng như trò đùa, sai lầm như “từ trên trời rơi xuống” với Nguyên Mạnh. Một pha bóng vô hại, thủ thành của ĐT Việt Nam đón hụt đẩy Đình Đồng đang lao về hỗ trợ vào thế bị động, khiến bóng trúng chân “biếu không” đối phương bàn thắng. Sai tiếp sai, Mạnh có pha đạp vào lưng đối thủ phải nhận thẻ đỏ và mọi thứ tuột khỏi tầm tay, dù 10 chống 11 và chúng ta thắng 2-1 trong 90 phút.

    AFF Cup 2014, ĐT Việt Nam vượt qua vòng bảng “nhẹ tựa lông hồng”, bán kết lượt đi chơi trên sân Malaysia, bỏ lỡ nhiều cơ hội và chỉ thắng 2-1. Mọi thứ lợi thế đều đứng về phía thầy trò Miura, thế nhưng ở Mỹ Đình ĐT Việt Nam là liên tiếp mắc những sai lầm ngớ ngẩn với những sai sót của Tiến Thành, Nguyên Mạnh rồi thua 2-4 cay đắng.

    Một năm sau đó ở SEA Games 2015, U23 Việt Nam có vé bán kết sớm, gặp chủ nhà Myanmar và rộng cửa lấy vé chung kết. Chơi “trên cơ”, dồn ép chủ nhà và có bàn thắng mở tỉ số của Huy Toàn nhưng bị gỡ hòa bởi cái tay của Ngọc Thắng chạm bóng vô duyên dẫn đến penalty. Không biết bao cơ hội được tạo ra rồi ném đi và không thể ghi bàn, cuối cùng U23 Việt Nam bị loại bởi một tình huống lãnh nhách khi bóng chạm chân hậu vệ đi vào lưới.

    Hai giải đấu liên tiếp bóng đá Việt Nam được dẫn dắt bởi thầy nội là HLV Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc đều bị loại từ vòng bảng, điểm chung là đều xuất phát từ sai lầm rồi kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống, y hệt như trường hợp U22 Việt Nam với Hữu Thắng trên đất Malaysia: AFF Cup 2012, ĐT Việt Nam có bàn thắng dẫn trước, có thế trận tốt nhưng từ một pha bóng “vô thưởng, vô phạt”, đội trưởng Minh Đức lại phạm lỗi dẫn đến quả penalty và bị gỡ hòa.

    Bởi trận hòa tai nạn đó, đội đánh mất mình và thua Philippines, Thái Lan. Còn SEA Games 2013, sai lầm của thủ môn Bửu Ngọc khiến U23 Việt Nam thua Singapore 0-1, thất bại đánh sập toan tính và ý chí của các cầu thủ trẻ.

     - Bóng Đá

     Công Phượng không thể giúp U22 Việt Nam vượt qua vòng bảng.

    HLV Miura hai giải đấu thua ở bán kết đều do sai số xuất hiện. SEA Games 2011 thời HLV Falko Goezt cũng dừng chân ở bán kết rồi thua tan nát trong trận tranh HCĐ, gần như cả đội bóng vị trí nào cũng gặp vấn đề, sai sót. Và Henrique Calisto, ông thầy đưa ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2008, cả SEA Games 2009 lẫn AFF Cup 2010 đều “ôm hận” khi học trò sai lầm.

    Nếu như chung kết trên đất Lào, Tấn Trường để thua vì cái vai đau sau khi bóng chạm chân Xuân Hợp thành bàn đá phản thì bán kết lượt đi AFF Cup 2010 ở Malaysia, lại là Tấn Trường với hai bàn thua “biếu không” đối thủ chiến thắng.

    “Bệnh... tâm lý”

    Khi nói về trận quyết đấu với U22 Thái Lan, cựu tuyển thủ Quốc Vượng nhận định rằng, lo ngại nhất là vấn đề tâm lý, dễ dẫn đến sai sót. Nỗi lo đó ngay lập tức hiện hữu, với 2 sai lầm của thủ môn Minh Long.

    “Trận hòa U22 Indonesia là tai nạn. Thế nhưng chúng ta không thể vượt qua tai nạn đó nên thành vấn đề của cả hệ thống và thất bại do đánh mất chính mình.” Chia sẻ với đồng nghiệp Nguyễn Hữu Thắng, HLV Phan Thanh Hùng - người từng thất bại do mất kiểm soát với ĐT Việt Nam sau trận hòa tai nạn với Myanmar ngày ra quân - nhận định.

    Ông Hùng cho rằng, vấn đề lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở các giải đấu lớn, đó là khả năng kiểm soát cái đầu, trạng thái tâm lý do quá căng thẳng, với sức ép bủa vây từ mọi phía nên tự tạo áp lực cho mình. Ở những trận đấu bình thường hay không bị sức ép chơi tốt, thể hiện được chuyên môn nhưng gặp áp lực là tâm lý, đánh mất mình.

    Bởi chịu áp lực lớn nên “có những thứ không thể giải thích nổi” và chính ông Hùng hiểu nhất nên đồng cảm với nỗi đau của HLV Nguyễn Hữu Thắng hay Toshiya Miura. Chuẩn bị ổn, nhập cuộc tốt và có nhiều tín hiệu tích cực, thế nhưng cứ đến trận đấu hay thời điểm có tính chất quyết định và đối diện với sức ép là vấn đề tâm lý lại thành bài toán nan giải.

     - Bóng Đá

     

    Nó khiến cầu thủ đánh mất sự tự tin, mất kiểm soát bản thân dẫn đến những sai lầm không tưởng mà Minh Long, Nguyên Mạnh hay việc các cầu thủ HAGL như Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn, Công Phượng cũng “mất hút” chỉ là minh chứng hiển hiện nhất. Bởi khó lý giải, thế nên mới có chuyện ông Chủ tịch VFF nghi ngờ “có vấn đề” và sau trận thua Malaysia 2-4 ở Mỹ Đình tuyên bố “mời cơ quan điều tra vào cuộc”.

    Chức vô địch AFF Cup 2008, những tưởng sau lần đầu tiên lịch sử, áp lực đeo đẳng bóng đá Việt bao năm trời sẽ được giải tỏa. Thế nhưng không phải, nó vẫn là “bóng ma” và bao năm nay khiến chúng ta tự gục ngã. Đó là lý do bóng đá nữ có thể chơi, thể hiện khác các đội tuyển nam, khi chỉ có động lực thay vì chịu nhiều sức ép.

    Thế mới nghiệt ngã, với đặc thù của một nền bóng đá không giống ai với sự hoang mang do không biết làm lại từ đâu, bằng cái gì.

    Giang Anh | 07:30 27/08/2017
    Chia sẻ

    Loading...