MỚI NHẤT :
  • Chelsea nhắm sát thủ West Ham
  • 4 điểm đen trong chiến thắng của M.U: Cẩn thận với Mainoo
  • Man Utd tính thay Onana bằng người hùng của Real Madrid
  • Ẩu đả trên sân tập, 2 cầu thủ Girona nhập viện
  • Hụt Osimhen, Chelsea chuyển hướng sang mục tiêu Man United
  • Arne Slot phá vỡ im lặng về tin đồn thay Jurgen Klopp
  • Simon Jordan: Đã đến lúc Liverpool bán Salah
  • "Mọi thứ cậu ấy làm cho M.U gần đây đều rất tuyệt vời"
  • Hojlund xứng đáng được hỗ trợ nhiều hơn
  • Các sao mai thúc đẩy Ten Hag tống tiễn cừu đen
  • Thủ quân Arsenal và 7 cầu thủ trẻ Ancelotti cho ra mắt Real
  • Tiểu sử Jude Bellingham (Kỳ cuối): Thần tượng mới tại Real Madrid
  • Những đội nào sẽ xuất hiện ở Champions League mùa tới?
  • Quang Hải khâu váy cho vợ, Văn Khang nói thẳng ưu thế rõ ràng của U23 Iraq
  • Người hâm mộ La Liga nên bớt 'tiêu chuẩn kép'
  • Real nên sử dụng đội hình nào trong chuyến làm khách của Sociedad?
  • Sợ như trận thua Thái Lan, U23 Iraq cẩn trọng trước Việt Nam
  • "Tròn mắt" trước vẻ đẹp của siêu mẫu dẫn Champions League
  • HLV Hoàng Anh Tuấn: 'Hy vọng trận ngày mai, lịch sử sẽ thay đổi'
  • Rangnick có thể trở lại ám ảnh Man Utd ở 2 thương vụ
  • Toni Kroos: "Real đã có thể đánh bại Barca 4-0"
  • 5 cầu thủ Arsenal tiến bộ nhất mùa bóng 2023/24
  • Emery đã tạo nên cuộc cách mạng ở Villa Park
  • Xavi Hernandez: 'Giả mạo, hoàn toàn bịa đặt'
  • Xác nhận! Thua tan tác, BLĐ Chelsea chốt tương lai Pochettino
  • Murphy chỉ ra điểm yếu của Bruno Guimaraes
  • Keane tranh cãi nảy lửa về Bruno Fernandes
  • Spurs lại đến Serie A tuyển binh
  • "Saliba và Gabriel là bộ đôi trung vệ xuất sắc nhất Premier League"
  • Man Utd tống khứ 12 cái tên, gây sốc với Rashford
  • Siêu kế hoạch La Liga tại Mỹ
  • Diễn biến thương vụ Man Utd - Jeremie Frimpong
  • Rất nhanh, BLĐ Chelsea có quyết định về việc sa thải Pochettino
  • 5 điểm đến tiềm năng của Florian Wirtz nếu rời Leverkusen
  • Kế hoạch chuyển nhượng đổ vỡ của Chelsea
  • Sự trở lại của Thomas Partey thực sự cần thiết cho Arsenal
  • Julian Alvarez dè chừng Brighton & Hove Albion
  • Đàm phán thần tốc, Liverpool chuẩn bị có HLV thay Klopp
  • Các cầu thủ Chelsea không muốn Mauricio Pochettino bị sa thải
  • HLV Giustozzi Diego Raul: Việt Nam vẫn còn cơ hội dự World Cup
  • HLV Nguyễn Đức Thắng – cờ đến tay, phất ngay cho kịp

    19:24 Thứ ba 25/08/2015

    Cựu tuyển thủ Nguyễn Đức Thắng đưa Hà Nội lên chuyên trước 1 vòng đấu. Thành tích ấy không đơn giản và người ta phải nói về anh như một lẽ tất nhiên.

    Cựu tuyển thủ Nguyễn Đức Thắng đưa Hà Nội lên chuyên trước 1 vòng đấu. Thành tích ấy không đơn giản và người ta phải nói về anh như một lẽ tất nhiên..

    HLV Nguyễn Đức Thắng - cờ đến tay, phất ngay cho kịp
    HLV Đức Thắng (áo tím đứng giữa) sau trận hòa TPHCM trên sân Thống Nhất
    T
    iếng còi dứt trận trên sân Thống Nhất vang lên, gần 40 thành viên của Hà Nội đều có mặt ở thảm cỏ. Người trong cabin ào ra, người trong sân gồng mình, nở nụ cười hết cỡ. Một số cầu thủ trẻ nghiến răng kèn kẹt, tung nắm đấm lên không trung. Một hình ảnh cảm xúc khó lòng tả nổi và cũng rất khó lẫn lộn trong bóng đá. Màn ăn mừng tập thể của Hà Nội cho chức vô địch trước 1 vòng đấu. Phần thưởng của họ là tấm vé V.League năm sau.

    BHL Hà Nội, từ người đứng đầu Nguyễn Giang Đông cho đến các HLV phó Đức Thịnh, Hồng Kỳ, Bảo Khanh ăn mừng như trẻ vui Tết trung thu. Sự chờ đợi được hun đúc hơn 2 năm cuối cùng đã thành hiện thực. Không ai bảo ai, từ thầy đến trò, từ lãnh đạo đến binh sỹ đều hòa chung niềm kiêu hãnh khó có lần thứ hai.

    Ở góc ca bin, HLV trưởng Nguyễn Đức Thắng cố ghìm lại sự sung sướng. Một tiếng thở phào hắt ra từ lồng ngực, đôi tay theo thói quen chỉnh đốn trang phục và vuốt tóc, cựu tuyển thủ thế hệ vàng của BĐVN chậm rãi bước ra chia vui cùng toàn đội.

    Dáng vẻ ung dung như “sự đã rồi” của Đức Thắng khiến nhiều người có cảm giác anh quá bình thản. Nhưng đấy chỉ là sự giả tạo bên ngoài. Đức Thắng là người hạnh phúc hơn ai hết. Nếu tinh ý, người ta sẽ cảm nhận được cảm xúc tột bậc của Đức Thắng đã được nén lò xo. Nói theo kiểu võ học, cựu hậu vệ Thể Công đã “tụ khí đan điền”, đưa phần “hoảng hốt và mừng vui” xuống tận đáy. Sự kìm nén lúc này là cần thiết, vì chặng đường của Đức Thắng và Hà Nội đâu chỉ dừng lại ở chiếc Cúp hạng Nhất!

    Sau đấy khoảng chục phút, Đức Thắng quay sang khu kỹ thuật đối diện, bắt tay giao hảo với cựu đồng đội của anh ở Tuyển cũ là Phùng Thanh Phương (HLV trưởng đội TPHCM), tướng trẻ của Hà Nội mới chính thức ăn mừng.

    Đức Thắng – sau giây phút thăng hoa – được săn đón trước ống kính camera để giới truyền thông “hành”. Trông Đức Thắng lúc ấy bảnh bao và thanh thản hơn bất cứ khi nào. Tóc cắt cao, râu ria cạo đẹp, để theo kiểu Gentleman, có lẽ, Đức Thắng đã chuẩn bị cho màn chào hỏi V.League từ trước đó rồi chăng?

    Đức Thắng hôm qua là nhà vô địch. Nhưng hôm qua không phải là lần duy nhất Đức Thắng đứng trên bục vinh quang. Cách đây 17 năm, anh đã từng ôm Cúp cùng Thể Công trong cuộc đua đường trường dài hơn bây giờ. Và cách đó 1 năm, Đức Thắng khi ấy là cầu thủ đội 1 được bổ sung đá giải U22 đầu tiên của Báo Thanh Niên, cũng đứng trên bục cao nhất. Nếu tính cả những huy chương bạc, đồng ở cả Thể Công lẫn Tuyển và sau này là Vàng ở giải trẻ cho Hà Nội T&T (trong vai trò HLV) thì Đức Thắng được liệt vào hàng chiến tích lẫy lừng của BĐVN.

    Nhưng vấn đề của Đức Thắng là khoảng cách giữa lần bê Cúp đời cầu thủ và nâng Cúp trên cương vị HLV đội 1 (không kể đội trẻ) xa quá, xa gần bằng tuổi đời của hầu hết các học trò mà anh dẫn dắt ở Hà Nội. 18 năm, quãng thời gian đủ để người ta ngoặt mấy khúc, rẽ ba bốn bận và bể dâu thì khắc khoải vài lần.

    HLV Nguyễn Đức Thắng - cờ đến tay, phất ngay cho kịp
    Nguyễn Đức Thắng (ngồi ngoài cùng bên trái) trong thành phần ĐTVN tại Tiger Cup 1998

    Hôm qua, không biết Đức Thắng có khóc không. Nhưng nếu anh nhỏ lệ thì đấy cũng là điều hợp với lẽ thường. Vì khi cảm xúc vượt quá giới hạn, sự chờ đợi được nung nấu như… thi đại học thì nước mắt lại là một cách giải tỏa không gì tốt hơn.

    Chuyện xưa kể, Đức Thắng khi còn bôn ba nghiệp xỏ giày cũng ba bốn lần mít ướt. Lần thứ nhất là trong đám cưới của người bạn hồi cấp ba (vì thấy mình may mắn còn độc thân). Lần thứ hai là khi được tuyển vào trẻ Thể Công. Lần thứ ba khóc vì mệt do phải đá chính ở Tuyển, còn lần thứ tư thì Đức Thắng vẫn… giữ bí mật.

    Ở Thể Công thời bao cấp, Đức Thắng được tuyển vào đội 2 cũng được coi là kỳ tích ngang ngửa một chiếc Cúp. Thời ấy, đội bóng nhà binh quân số nhiều, tài năng lắm, ngôi sao đâu cũng tìm đến Cột Cờ tụ nghĩa. Vào dược Thể Công coi như tấm giấy thông hành được đóng dấu, có thể sang bất cứ đội nào ở Hà Nội cũng được nhận tuốt.

    Hồi Đức Thắng bộc lộ năng khiếu, Thể Công tồn tại cùng lúc hai lớp cầu thủ lỡ cỡ, cộng thêm đội 2 là ba. Đức Thắng nhỏ tuổi, nhưng được đánh giá cao về tiềm năng nên các chú, các bác quyết định trao cơ hội lên đội trên, vừa thuộc diện tập ké, vừa thuộc diện đào tạo tương lai.

    Đức Thắng bấy giờ cùng với Dũng “Giáp”, Tú “Bính”, Tuấn “Bin”… được “ngồi cùng mâm” với các đàn anh hơn tuổi như Đức Thịnh (anh ruột), Tiến Anh (sau chuyển sang CAHN một thời gian), Phong “Phố”, Dũng “Thuận”, Minh “Cụt”, Long “Trọc”, Dũng “Lô Lô” – những tài năng nổi bật của trẻ Thể Công lúc ấy. Ngay cả Trương Việt Hoàng, Nguyễn Minh Tiến hay Nguyễn Hữu Thảo cũng được gọi là “lớn” dù chỉ hơn Đức Thắng đúng 1 tuổi.

    Dưới đội 2, những cầu thủ cùng thế hệ 76-77 với anh, đá cũng rất hay nhưng không có cơ hội được tuyển thẳng là Cường “U Lý”, Giang “Bâu”, Dũng “Dân”, Hải “lồi”, Lưu “Tươi” đành phải chờ cơ hội ở tổ tập Thứ 3- Thứ 5- Thứ 7 buổi chiều.

    Cũng phải nói thêm, khi Thể Công còn hào hùng, sinh khí tràn trề ở 19 Hoàng Diệu, thì các tuyến trẻ cũng phân cấp rất gắt gao. Kém trình đội 2 là đội lớn 3-5-7 buổi chiều. Kém tý nữa là đội 3-5-7 buổi sáng. Sự phân cấp tương tự được thể hiện ở lớp cầu thủ 79-80 được xếp vào lớp 2-4-6 Sáng/Chiều.

    Một năm mỗi lứa vào ra tuyển chọn lên đến ngót nghét hai trăm người chứ chả ít. Có người chỉ vào thử rồi về, có người vào vài buổi chịu không nổi cạnh tranh và cũng có người theo được nửa năm thì dừng. Cho nên bây giờ, nếu tụ lại đầy đủ một lứa cầu thủ bằng tuổi nhau ở Thể Công (như lứa Đức Thắng) thì cũng phải xếp được chục đội sân 11 có dư!

    Vào tổ các anh, Đức Thắng nhận phần thua thiệt là đương nhiên. Nhưng ngay từ lúc ấy, HLV Nguyễn Duy Phú (thế hệ Thể Công 1965) đã nhìn thấy tố chất và tiềm năng đá được trái kèo của Đức Thắng, nên nhất quyết đào tạo anh ở vị trí hậu vệ trái thay vì sở trưởng là cánh phải.

    HLV Nguyễn Đức Thắng - cờ đến tay, phất ngay cho kịp
    Sau này, HLV được giới sân cỏ trìu mến gọi với nick name Phú “Mèo” chia sẻ, Đức Thắng có tố chất, chịu khó học hỏi, trong khi, hậu vệ trái lại là vị trí đội 1 gần như bỏ ngỏ một khi cựu binh Nguyễn Thanh Hải (nguyên cựu Giám đốc trung tâm đào tạo Viettel) giải nghệ, nên ông cố gán anh vào đó.

    Cũng may là Đức Thắng hợp thời, HLV tinh mắt, nếu không bóng đá Việt Nam có thể sẽ không có Vicente Candela trong suốt giai đoạn cực thịnh của Thế hệ vàng bên hành lang trái.

    Đức Thắng nổi bật trên sân bởi vẻ bề ngoài chẳng kém tài tử xi-nê. Da trắng hồng, nụ cười tươi và một phong cách trò chuyện thân thiện. Nhưng Đức Thắng có tố chất chờ đợi kiên nhẫn, biết rút kinh nghiệm sâu sắc sau mỗi bài học thuộc loại hiếm trong giới cầu thủ nói chung. Tố chất ấy chính là chìa khóa giúp anh có được ngày hôm nay chứ chưa hẳn đã phải tài cầm quân “kinh bang tế thế” như người ta vẫn nói về hai tiền bối Lê Thụy Hải và HLV ngoại Henrique Calisto.

    Khi còn là cầu thủ, Đức Thắng thường ít khi bỏ qua cơ hội thể hiện bản thân bất chấp nhiều lần, nếu ở vào hoàn cảnh của anh, nhiều người đã buông.

    Đường lên Tuyển của Đức Thắng cũng không trơn tru như nhiều người từng nhìn thấy anh xuất hiện. Năm 1997, Đức Thắng cùng Quang Hà, Bật Hưng của CAHN, Văn Sỹ của Nam Định, Sỹ Thủy của SLNA, Đức Mạnh của Bình Dương… nhận vé vớt trong danh sách Olympic Việt Nam.

    Đức Thắng trong lần đầu tiên khoác áo ĐT Việt Nam trước SEA Games 1997

    Từ cửa phụ ấy, Đức Thắng đi trực thăng lên Tuyển và đá chính ngay lập tức ở SEA Games 1997. Cùng “vận” với anh chỉ có Quang Hà và Văn Sỹ là tồn tại ở cột mốc cao nhất.

    Đến muộn, nhưng không tụt lại phía sau, Đức Thắng là trường hợp hiếm hoi làm “biến mất” đàn anh cùng vị trí. Sự hòa nhập rất nhanh của “số 6” khi ấy khiến người ta quên đi góc trái của ĐT Việt Nam từng có sự hiện diện của nhân tài xứ Huế Lê Đức Anh Tuấn. Đức Thắng chết danh ở Tuyển thời Colin Murphy, Alfred Riedl và chỉ 1 lần được đóng thế bởi cầu thủ đa năng của SLNA là Nguyễn Phi Hùng (Dunhill Cup 1998) do chấn thương không kịp lành. Còn lại, anh chơi không sót trận nào của Tuyển.

    Dấu ấn của Đức Thắng trong các kỳ SEA Games, Tiger Cup hoặc các giải đấu cấp Tuyển lần nào cũng có, nhưng đáng nhớ nhất vẫn là cú giả vờ đi bóng rồi “sang số” từ cánh trái, sau đó phất đường bóng dài dễ đến gần 60m cho đàn anh Nguyễn Hồng Sơn băng xuống ghi bàn thắng duy nhất vào lưới Indonesia ở SEA Games năm 1999, đưa Việt Nam vào bán kết.

    Bàn thắng của Sơn “công chúa” được mổ tả là hoàn hảo, chính xác từng centimet từ người chuyền đến người kết thúc. Ấn tượng hơn, nhờ Đức Thắng, Hồng Sơn mới có cơ hội thể hiện pha ăn mừng theo cách chào “Người lính” mà cho đến giờ, mỗi khi có cầu thủ giơ tay chào kiểu đó, người ta đều nói là bản sao của Hồng Sơn!

    Đức Thắng và các học trò còn 1 trận trình diễn nữa ở Hàng Đẫy (gặp Nam Định) để báo công nhận Cúp. Nhưng từ hôm qua đến giờ, và có thể là đến cả giữa tuần, các thành viên của Hà Nội liên tục mở hội, liên tục check-in Facebook vì bận “rên rỉ” với chiến thắng oanh liệt.

    Xin chúc cho cựu tuyển thủ điển trai nhất nhì làng banh nội vững bước trong chặng đường sắp tới. Và cũng cầu cho anh luôn “tụ khí đan điền”, điều khiển được cảm xúc, bình thản trước buồn vui trên sân chơi khốc liệt như ngồi ghế điện ở V.League!

    Bảo Thắng - Báo Thể thao Việt Nam
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...