MỚI NHẤT :
  • Ten Hag có biện pháp dành cho Mainoo
  • Pascal Gross - Ngôi sao bị đánh giá thấp của Brighton
  • Barca nguy cơ mất mục tiêu số 1 vào tay gã khổng lồ Saudi Arabia
  • "Tôi đã sẵn sàng cống hiến hết mình cho Arsenal"
  • Alonso tuyên bố ở lại, Klopp ngay lập tức phản ứng
  • NÓNG! Alonso định đoạt tương lai trước truyền thông
  • Neville gạt Man United khỏi cuộc đua top 4 Premier League
  • Lộ trình nào đang chờ đón Endrick tại Real?
  • Cựu sao Porto ấn tượng 3 cầu thủ Việt Nam
  • 4 “vật tế thần” giúp Arsenal chiêu mộ tiền đạo trong mơ
  • Real Madrid xem như chốt được người thay thế Carvajal
  • Hùng Dũng nói thật về việc xuất ngoại
  • NÓNG! Man City mất hai trụ cột trước cuộc đấu với Arsenal
  • Bản lĩnh lớn của Arsenal
  • Đến Anfield là canh bạc đối với Xabi Alonso
  • Chuyển nhượng 29/03: Chốt giá Branthwaite, M.U gây sốc với sao Bayern; Arsenal sẵn sàng ký Haaland mới
  • Chelsea đối phó với khủng hoảng chấn thương
  • 3 lý do LAFC đem về Giroud
  • Neville nêu tên 3 HLV không phù hợp với Man United
  • HLV Kiatisuk dẫn dắt ĐT Việt Nam? Chuyên gia lên tiếng
  • Indonesia và Việt Nam, nhìn từ Ernando Ari và Quan Văn Chuẩn
  • Leverkusen sắp có bản hợp đồng mùa hè đầu tiên
  • Paul Merson dự đoán đại chiến Man City vs Arsenal
  • Der Klassiker năm nay vẫn rất đáng chờ đợi
  • Chi tiết chứng minh vì sao HLV Park dễ thành công hơn HLV Troussier ở Việt Nam
  • Ian Wright đấu khẩu với Roy Keane về cơ hội của Arsenal
  • Dù thế nào, Mikel Arteta vẫn sẽ là “ngọn đuốc dẫn đường” của Arsenal
  • NÓNG! Chốt hạ tương lai Xabi Alonso
  • Huyền thoại Arsenal khen ngợi Declan Rice
  • Romano xác nhận, Barca tiến sát thần đồng Brazil
  • Vì sao cả Chelsea và Liverpool đều muốn có huấn luyện viên Ruben Amorim?
  • Rice làm nóng cuộc đại chiến với Man City
  • Trả 36 triệu bảng, Man Utd muốn chốt nhanh thần đồng Argentina
  • Jack Grealish khen ngợi hai ngôi sao bên phía Arsenal
  • Người thắng kẻ thua của Barca sau loạt trận giao hữu vừa qua
  • Mauricio Pochettino nói rõ quan điểm về Raheem Sterling
  • Người thắng kẻ thua của Man United sau loạt trận quốc tế
  • Mục tiêu số 1 ngó lơ M.U, muốn gia nhập đại kình địch
  • Lộ diện người thay thế Todd Boehly
  • "Chúng tôi đã thắng tuyển Việt Nam quá dễ dàng"
  • Helenio Herrera: “Chiếc then cửa” huyền thoại (Phần 3)

    12:00 Chủ nhật 29/10/2017

    BongDa.com.vn Catenaccio, trong tiếng Ý, có nghĩa là "chiếc then cửa". Nhưng trước đó, đã có một thứ được gọi là "khoá cửa" (verrou), do Karl Rappan – người Thụy Sỹ phát minh vào thập niên 1930.

    Helenio Herrera: Người biến Catenaccio thành huyền thoại (Phần 1)

    Helenio Herrera: “Người đặc biệt” của thế kỷ 20 (Phần 2)

    “Chiếc then cửa” của Herrera

    Catenaccio, trong tiếng Ý, có nghĩa là "chiếc then cửa". Nhưng trước đó, đã có một thứ được gọi là "khoá cửa" (verrou), do Karl Rappan – người Thụy Sỹ phát minh vào thập niên 1930.

    Helenio Herrera: “Chiếc then cửa” huyền thoại (Phần 3) - Bóng Đá

    “Chiếc then cửa” của Herrera

    Đó là giai đoạn mà thứ được gọi chiến thuật bóng đá vẫn còn sơ khai, người ta thường chơi với sơ đồ 3 tiền đạo, và cái quy tắc đơn sơ “1 kèm 1” là thứ được toàn bộ các huấn luyện viên áp dụng cho các hậu vệ. Các cầu thủ tấn công chỉ cần vượt qua được hậu vệ “theo kèm” mình thì gần như chỉ còn phải đối mặt với thủ môn.

    Ấy vậy mà Rappan đưa vào sân thêm 1 hậu vệ, đứng sau hàng hậu vệ sẵn có. Hậu vệ ấy không phải kèm ai cả, nhưng nó có nghĩa là anh ta phải hỗ trợ cho tất cả những hậu vệ đứng trên mình. Lần đầu tiên, thế giới bóng đá chứng kiến một hậu vệ không phải kèm ai, đó là “cầu thủ chốt" (verrouiller). Và nếu anh ta dâng lên quá nửa sân, kiến tạo và ghi bàn, người ta lại được chứng kiến thêm một dạng cầu thủ mới – một dạng Libero.

    Đọc tới đây, nhiều bạn sẽ cho rằng Karl Rappan là người phát minh ra cả Catenaccio và Libero. Đúng, ông ấy là người phát minh. Nhưng chính Herrera (Catenaccio) và Franz Beckenbauer (Libero) mới là người đưa những thứ đó lên thành huyền thoại.

    Nhưng hãy thôi nói về Libero, và nó sẽ được đề cập trong một bài khác. Hệ thống “khóa cửa” đó đã được du nhập vào Salerno ở miền nam Italia trong thập niên 1940, lan dần đến Trieste và Padua trước khi thịnh hành ở Milan trong những năm 1960.

    Những năm đó, Inter Milan của Herrera khuynh đảo cả Italia và Châu Âu. Với một bậc thầy về chiến thuật như Herrera, phòng ngự bằng “chiếc then cửa” đã trở thành nghệ thuật. Nhưng sự thiên tài và xuất sắc của Herrera không chỉ nằm ở việc phòng ngự chắc chắn với một trung vệ quét như nhiều người vẫn hay nhầm lẫn.

    Helenio Herrera: “Chiếc then cửa” huyền thoại (Phần 3) - Bóng Đá

    Những năm đó, Inter Milan của Herrera khuynh đảo cả Italia và Châu Âu.

    Không chỉ là phòng ngự, Catenaccio còn là một triết lý

    Ngày nay, “Catenaccio” là một từ ngữ xấu xí. Người ta cho đó là đổ bê tông, xe buýt hai tầng. Nhưng ở thuở sơ khai của Catenaccio, nó không như thế.

    “Tacalabala” – tấn công, tấn công đi. Đó là câu cửa miệng mà Herrera vẫn thường hay nói trên sân bóng. Triết lý của ông không chỉ là phòng ngự và thực dụng - như những gì người Ý ưa thích và thế giới thì nhầm lẫn. Sự năng động và di chuyển nhịp nhàng của đội hình, khả năng pressing trên sân của các cầu thủ cũng là thứ ông quan tâm nhất. Chỉ phòng ngự tốt thôi thì chưa đủ, họ còn phải giỏi cả tấn công nữa.

    Những con số thống kê đơn sơ của mùa giải 1962-1963 đã nói lên tất cả, Inter Milan ghi tới 43 bàn thắng trong 18 vòng đấu (bình quân 2.3 bàn/trận). Một con số khủng khiếp ở Italia vào thời đó. Inter Milan của Herrera, với Giacinto Facchetti, Luis ‘Luisito’ Suarez, Sandro Mazzola, và đặc biệt, “chiếc then cửa” Armando Picchi đã hủy diệt tất cả. Họ đoạt 3 Scudetto các năm (1962-63, 1965-65 and 1965-66), 2 chức vô địch Châu Âu (1963-64 and 1964-65) và 2 Intercontinental Cúp (1964 and 1965).

    Trong đó phải kể đến chiến công vĩ đại đầu tiên đó là chức vô địch Châu Âu vào ngày 27 Tháng 5 năm 1964. Bại tướng của họ khi đó là ai? Đó là Real Madrid của Alfredo Di Stefano, Ferenc Puskás và Francisco Gento. Năm đó Inter Milan hạ Real Madrid 3-1.

    Helenio Herrera: “Chiếc then cửa” huyền thoại (Phần 3) - Bóng Đá

    Sơ đồ chiến thuật của Inter khi đó

    Chiếc công vĩ đại thứ hai diễn ra một năm sau, và ngay tại San Siro. Benfica, khi đó có Mario Coluna, Antonio Simoes, và đặc biệt, Eusebio. Sơ đồ 4-2-4 của họ hủy diệt cả Châu Âu. Còn Inter cũng đã thắng Dinamo Bucharest 7-0 bằng sơ đồ 1-4-3-2 của Herrera.

    Inter phòng ngự xuất sắc với “chiếc then cửa” Armando Picchi. Ông khóa chặt Eusebio và Coluna. Cả hai cầu thủ Bồ Đào Nha đều nổi tiếng với kỹ thuật và tốc độ, nhưng mỗi khi họ thoát ra được hàng phòng ngự 4 người của Inter, họ gặp phải Picchi, và tắt điện khi phải đối mặt ở khoảng cách quá gần và không chuẩn bị trước.

    Ở mặt trận tấn công, Jair da Costa và Giacinto Faccheti – những “winger” của Herrera tàn phá hai cánh Benfica bằng những cú nước rút thần tốc. Phút 43, Jair da Costa lốp bóng qua đầu thủ môn Benfica. Inter dẫn 1-0. Những phút còn lại, đội bóng Bồ Đào Nha kiểm soát toàn bộ trận đấu, nhưng không thể ghi bàn. Thế giới bóng đá nghiêng mình trước Herrera và các học trò.

    Xem lại trận đấu kinh điển chung kết C1 Inter vs Benfica 1965:

    Phương Thư - BongDa.com.vn - TTVN | 18:16 27/10/2017
    Chia sẻ

    Loading...