MỚI NHẤT :
  • Mikel Arteta chỉ ra động lực để Arsenal đánh bại Wolves
  • Arteta: ''Ngay cả khi bạn giỏi hơn, bạn cũng không thể giành chiến thắng''
  • Mất điểm trước Cagliari, Allegri đổ lỗi mặt sân
  • Erik ten Hag bất ngờ khen ngợi Jadon Sancho
  • Bayern Munich tăm tia tiền vệ 70 triệu euro của Barca
  • Hút chết trước Cagliari, Juventus ngày càng xa rời top 2
  • NÓNG! Real Madrid chia tay đội trưởng
  • Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Malaysia: 3 sự thay đổi; Vĩ Hào lĩnh xướng hàng công
  • "Koeman nói tôi làm ô nhiễm Barca"
  • "Tôi ước Mainoo chuyển đến Man City"
  • CHÍNH THỨC! Man Utd có sự thay đổi lớn
  • Arsene Wenger bất ngờ trước chiến thuật của Arteta
  • Đội hình Man United lần cuối đụng độ Coventry
  • Chuyện gì đang xảy ra với Rasmus Hojlund?
  • "Tôi chỉ lưỡng lự một lần khi rời Real để đến Man Utd"
  • Bayern quay cuồng trong sự hỗn loạn
  • Man Utd, tuyển Pháp và quyết định của Zidane
  • 5 hảo thủ từng gây bão châu Âu đang thi đấu tại Nhật Bản
  • Carragher: “Arsenal đang trở thành Tottenham của Pochettino”
  • Real lộ ảnh công trình cực chất, Bernabeu được giấu dưới lòng đất
  • Thua liền 2 trận, U23 Trung Quốc chính thức bị loại
  • Man United đón cú hích lớn từ Zidane?
  • Barca ấn định ngày trở lại Nou Camp
  • Pochettino lại phản ứng về drama penalty
  • Ten Hag xác nhận cú đúp tin vui của Man Utd
  • Arteta: “Arsenal vẫn có 1 mùa giải tuyệt vời”
  • CHÍNH THỨC! Nagelsmann ở lại ĐT Đức
  • Guardiola cập nhật tình hình của De Bruyne và Haaland
  • MC của BBC Sport diện váy xẻ tà khoe ba vòng cực chất
  • Man City có thực sự hối hận vì Palmer?
  • Đấu U23 Việt Nam, truyền thông Malaysia tỏ rõ sự lo lắng
  • Trò cũ của Ten Hag gây choáng cho Xabi Alonso
  • Người đại diện Araujo mở đàm phán với Bayern
  • NÓNG! Arteta được cấp số tiền khổng lồ đi chợ hè
  • Phil Foden quyết tâm lập kỷ lục chưa từng có cùng Man City
  • Palmer sẽ là niềm hy vọng lớn nhất của Chelsea mùa tới
  • Đội trưởng U23 Việt Nam gửi thông điệp xúc động
  • Người quen muốn Guler rời Real Madrid
  • Pep có 7 thay đổi ở đại chiến Chelsea
  • De la Fuente cần phải tạo ra sự khác biệt so với Luis Enrique
  • Đừng hoảng sợ: Câu chuyện về Juventus và "bậc thầy" của sự uyển chuyển

    21:45 Thứ năm 05/07/2018

    BongDa.com.vn Không chi đậm nhưng vẫn đều đặn thu về những danh hiệu lớn - đó là điều mà không phải đội bóng nào cũng làm được.

    Sự tái thiết của Juventus

    Từ trong quá khứ, Juventus đã là một câu lạc bộ lớn của nước Ý. Dẫu vậy, nếu nhìn sang các đội khác như AC Milan hay AS Roma, các bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Nếu như ngày trước, Serie A là một giải đấu vô cùng hấp dẫn vì sự cạnh tranh của các câu lạc bộ hàng đầu thì nay, mọi thứ đang trở nên nhàm chán mà nguyên nhân đến từ vị trí độc tôn của Bà đầm già thành Turin. 

    Juve đã lên ngôi vô địch liên tục các mùa và không phải tự dưng mà họ làm được điều đó. Quá khứ huy hoàng là một kỷ niệm đẹp nhưng nếu không biết cách thay đổi, bạn sẽ không thể nào mà phát triển được. Juve hiểu điều đó và tới bây giờ, họ vẫn đang cho thấy mình làm việc đó tốt như thế nào.

    Bắt đầu có vấn đề về lối chơi từ năm 2010 - đồng thời cũng là năm câu lạc bộ gặp nhiều khó khăn lớn do dồn tiền vào sân vận động, Juve vẫn biết cách để trở lại và thống trị nước Ý. Họ đã có 3 mùa giải rất tuyệt vời dưới sự chỉ huy của huấn luyện viên Antonio Conte nhưng sau đó, chiến lược gia này đã chọn ra đi. Người ta mường tượng cảnh Juve sẽ lại rơi vào khủng hoảng một lần nữa thì Massimiliano Allegri đến - trong tâm thế bị mọi người coi thường rất nhiều và vượt qua tất cả để đem về phòng truyền thống đội này thêm 4 Scudetto và 2 lần vào đến chung kết Champions League.

    Juventus và câu chuyện về bài học chuyển giao - Bóng Đá

     Con đường tái thiết Juve.

    Đứng sau sự thành công đó là ai?

    Giuseppe Marotta.

    Không phải một cầu thủ cũng không phải một người tham gia công tác huấn luyện, Marotta là giám đốc điều hành của Lão bà và không quá khi nói rằng nhờ có ông, Juve mới có được ngày hôm nay.

    Khởi nghiệp ở đội bóng nhỏ Varese, từ một người xử lý đồ, Marotta nhanh chóng thăng tiến thành một người quản lý và có 5 năm gắn bó với đội bóng này. Thành quả cao nhất mà ông đạt được ở đây là đưa họ lên hạng Serie B và sau đó chuyển sang liên tục các câu lạc bộ khác như Monza, Como, Ravenna, Venezia, Atalanta, Sampdoria.

    Tại từng nơi, ông đều để lại dấu ấn đậm nét của mình trong việc mua sắm và chi tiêu của câu lạc bộ. Quan trọng hơn, thành tích của câu lạc bộ cũng tăng đều so với số lợi nhuận mà họ thu được. Từ một câu lạc bộ có nhiều bất ổn, Marotta đã biến Sampdoria thành một câu lạc bộ hàng đầu nước Ý và thậm chí là còn có thể giành được một vé tham dự Champions League.

    Tháng 05/2010, Juventus có chủ tịch mới: Andrea Agnelli. Khi ông tiếp nhận đội bóng, câu lạc bộ này đang đứng thứ 7 trên bảng xếp hạng - tệ nhất kể từ khi đội trở lại sau bê bối Calciopoli và ông hiểu, mình cần phải làm rất nhiều việc để đua Juve trở về thời kỳ đỉnh cao trước đây. Một trong những việc đầu tiên mà ông làm là ký hợp đồng với Marotta.

    Juventus và câu chuyện về bài học chuyển giao - Bóng Đá

     Sân vận động cũ của câu lạc bộ, tồn tại từ 1990 đến 2009.

    Chính sách chuyển nhượng của Marotta khá đơn giản. Từ ngày còn ở Venezia, ông đã biết cách mua cầu thủ trẻ về, cho kết hợp với những cầu thủ kinh nghiệm để có thể tạo được một bộ khung vững chắc mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

    Bạn cũng có thể nhìn thấy điều đó ở Juventus hiện tại. Đội bóng này không ngại việc để các cầu thủ trụ cột ra đi nhưng họ vẫn có thể thành công trong việc tìm kiếm danh hiệu - và đó là điều mà không phải ai cũng làm được.

    Bên cạnh đó, Marotta cũng bắt đầu chu kỳ mới cho câu lạc bộ bằng việc lựa chọn một huấn luyện viên mới. Người được chọn là Antonio Conte - lúc đó chỉ mới có kinh nghiệm dẫn dắt Bari và Siena ở Serie B - còn tại Serie A, ông thầy này từng có quãng thời gian dẫn dắt Atalanta nhưng kết quả cuối cùng là bị sa thải.

    Bắt đầu cho sự trở lại

    Nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ khi thấy Juve chọn Conte làm người kế nhiệm cho chiếc ghế nóng. Vậy nhưng, Marotta có cái lý của riêng mình. Không những là sự đam mê và máu lửa, Conte có một sự quyết tâm cực lớn bên trong và đồng thời, triết lý bóng đá của ông thể hiện được tinh thần của ông.

    "Juventus đã chơi quá tệ." Ông nói trong buổi phỏng vấn sau khi ký hợp đồng với Juve: "Họ để cho đối thủ kiểm soát khu trung tuyến của mình. Không đúng. Họ phải khiến đối thủ cảm thấy run sợ khi hành quân đến Torino mới phải. Hồi đó, khi còn trẻ, tôi từng theo Leece đến đây thi đấu và nói thật, tôi đã run rẩy rất nhiều vì lo sợ."

    Juventus và câu chuyện về bài học chuyển giao - Bóng Đá

     Quyết tâm, máu lửa là những gì mà người ta luôn nhận xét khi nói về Conte.

    "Các câu lạc bộ lớn cần tận dụng lợi thế này để dâng cao đội hình lên tấn công. Vậy mà, họ đã không làm được điều đó và nhường quyền kiểm soát trận đấu lại cho các đội nhỏ hơn."

    "Điều đó là sai lầm. Bạn cần phải giành được tốc độ, thế trận, tạo nhiều áp lực hơn lên đối phương."

    Những sự đầu tư mới

    Juventus đã đi chợ khá rầm rộ ở mùa hè năm đó và đem về những cái tên khá xuất sắc như Mirko Vucini (giá 15 triệu Euro - từ AS Roma); Stephan Lichsteiner (10 triệu Euro - từ Lazio). Tuy nhiên, những cái tên ở hàng tiền vệ mới là mục tiêu thật sự mà đội bóng này nhắm tới.

    Cụ thể hơn, họ đã đem về Arturo Vidal (từ Bayer Leverkusen) và quan trọng nhất, là Andrea Pirlo (từ AC Milan) - cầu thủ bị đánh giá là đã hết thời và không còn khả năng để toả sáng nữa.

    Ấy vậy mà, Pirlo đã trở thành linh hồn của hàng tiền vệ Juventus và cả hai, cùng "hồi sinh" lẫn nhau. Conte từng nói với chủ tịch Agnelli như thế này: "Juve cần những cầu thủ khao khát chiến thắng và sẵn sàng làm tất cả vì lợi ích của câu lạc bộ."

    "Còn việc họ là ai, điều đó không quan trọng."

    Và họ đã thu về những kết quả rất mĩ mãn. Dù vậy, nếu chỉ là như thế, vẫn là không đủ với Juve. Những cầu thủ được mua về giúp câu lạc bộ thành công và sau đó, ra đi để lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho đội bóng. Liên tục 3 mùa bóng vừa qua, Juve đã bán đi kha khá trụ cột của mình. Có thể kể đến là Vidal (sang Bayern Munich hồi 2015); Paul Pogba (sang Manchester United hồi 2016) và Leonardo Bonucci đi vào năm 2017. Đây đều là những cầu thủ có vai trò then chốt trong lối chơi của Juve nhưng một lần nữa, giám đốc Marotta đã cho mọi người thấy được tài năng của ông. Juve vẫn đứng vững sau mỗi thương vụ kể trên và đó là nhờ chính sách chuyển nhượng khôn ngoan của câu lạc bộ.

    Juventus và câu chuyện về bài học chuyển giao - Bóng Đá

     Bộ não của Juve - Marotta.

    Chính sách đó là gì? Nói đơn giản thì đó là suy nghĩ "không phải không có nhiều tiền là không thể thành công" của giám đốc Marotta. Theo ông, để một câu lạc bộ phát triển, điều họ cần chính là một "năng lực đặc biệt trong việc tổ chức và một đội ngũ quản lý tốt."

    Tầm nhìn dài hạn

    Định hướng để phát triển cho tương lai của đội bóng nước Ý là không thể chê vào đâu được. Năm 2005, họ ký hợp đồng với trung vệ Giorgio Chiellini (từ Fiorentina) và anh này đã gắn bó với đội bóng cho đến nay. Một hậu vệ tài năng, một nhà lãnh đạo đại tài và tư chất thủ lĩnh cực đỉnh đã góp phần làm nên sự vững chắc của hàng thủ Juve.

    Juventus và câu chuyện về bài học chuyển giao - Bóng Đá

     Chiellini là trụ cột của hàng thủ Juventus.

    Ngoài ra, Juve cũng có những động thái chuyển nhượng cầu thủ trẻ khá thú vị. Hồi tháng 01/2017, nhà vô địch nước Ý đã ký hợp đồng với Mattia Caldara - một cầu thủ trẻ của Atalanta. Họ không tốn quá nhiều chi phí chuyển nhượng cho thương vụ này so với con số mà những đội khác đã đề nghị với Atalanta. Bí mật? Họ để cầu thủ trẻ này lại Atalanta thêm 18 tháng nữa! Có thể hiểu đơn giản thì đây là một màn đặt cược của Lão bà cho khả năng toả sáng trong những năm sắp tới của cầu thủ này.

    Đó là cách làm của Juventus. Họ ký hợp đồng rồi đem các cầu thủ trẻ đi cho mượn khắp nơi. Ở mùa giải này, Juve đã cho hơn 40 cầu thủ của mình "du học" và chắc chắn, rất ít người trong số đó có thể chen chân vào đội hình chính của họ. Không thành vấn đề. Nếu họ không đủ tốt để chơi cho Juventus, họ vẫn có thể chơi cho các đội khác nhỏ hơn và điều đó vẫn giúp câu lạc bộ có được khoản lợi nhuận đều đặn.

    Trong những năm gần đây, đội bóng này đã áp dụng chính sách cho mượn cầu thủ rộng rãi trên toàn châu Âu. Đây cũng là một phần trong việc tạo mối quan hệ tốt giữa các đội bóng. Ví dụ điển hình có thể kể ra là Wattens (Câu lạc bộ Áo) và Den Bosch (Câu lạc bộ Hà Lan). Những câu lạc bộ này không có nghĩa vụ phải bán cầu thủ của mình cho Juve nhưng nếu họ phát hiện ra một cầu thủ đặc biệt nào đó, đội bóng nước Ý sẽ được ưu tiên mua trước.

    Những việc làm trên giúp cho khả năng phán đoán và tìm kiếm tài năng của Juventus tăng lên rất nhiều và đó cũng là nguyên nhân khiến họ tìm ra được những người như Vidal hay Pogba - những cầu thủ mà một khi đạt đến được một trình độ nhất định nào rồi, sẽ đem đến những món lợi khổng lồ cho câu lạc bộ.

    Câu chuyện của tương lai

    Juventus lại tiếp tục bước vào một mùa hè chuyển nhượng đầy sóng gió. Một cuộc chuyển giao nữa đang được chờ đợi khi huấn luyện viên hiện tại của họ - Allergi - được cho là sẽ nói lời chia tay với đội bóng áo trắng đen. Tuy nhiên, Juve đã quá quen với điều đó và đừng quên, họ vẫn còn một giám đốc Marotta đầy bản lĩnh trong ban lãnh đạo. 

    Emre Can là bản hợp đồng mới của họ hè này. Anh có đầy đủ các yếu tố kỹ thuật cần thiết, nhanh nhẹn, khéo léo nhưng trên hết - vẫn là chuyển nhượng tự do - đúng với truyền thống của câu lạc bộ.

    Juventus và câu chuyện về bài học chuyển giao - Bóng Đá

      Tân binh mới của câu lạc bộ - Emre Can.

    Thế nhưng, thành thật mà nói, liệu Juve có nên tiếp tunc duy trì điều đó? Hãy nhìn vào khả năng tranh đoạt danh hiệu của họ những năm gần đây để thấy được vấn đề. Juve đã 2 lần vào đến chung kết C1 nhưng họ đều không thể thành công mang chiếc cúp tai voi về nhà. Nhìn qua Real, đội bóng đã giành được 4/5 danh hiệu Champions League gần nhất để thấy sự khác biệt. Đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha liên tục vung tiền để phát triển đội hình qua từng năm và điều đó đã mang lại hiệu quả. 

    Ở Serie A mùa này, bà đầm già thành Turin cũng có thời điểm tưởng chừng như đã đánh mất chức vô địch của mình vào tay Napoli nhưng cuối cùng, bản lĩnh của họ đã lên tiếng đúng lúc. Dĩ nhiên, đó cũng là một pha “thót tim” của các cổ động viên đội này.

    Suốt thời gian qua, gánh nặng cho việc chi trả sân vận động mới đã khiến Juve “siết túi” trong việc mua sắm và giờ đây, người hâm mộ của họ không muốn chờ đợi thêm.

    Vậy, liệu Marotta và các cộng sự của mình sẽ phải làm gì trong thời gian tới? Phá bỏ chính sách chuyển nhượng truyền thống của họ hay tự “nâng cấp” nó lên thành một chính sách hoàn hảo hơn? Câu trả lời chắc chắn sẽ có sau khi thị trường chuyển nhượng mùa hè đóng cửa!

    Nguyễn Kim Ngọc Anh | 17:37 05/07/2018
    Chia sẻ

    Loading...