MỚI NHẤT :
  • Bajcetic sẽ là sự thay thế lý tưởng cho Thiago
  • Carlos Tevez nhập viện khẩn cấp
  • Mauricio Pochettino chỉ ra lý do khiến Chelsea thảm bại
  • Dan Ashworth bí mật tìm người thay thế Ten Hag
  • Công Phượng lần đầu đá chính cho Yokohama FC
  • Erik ten Hag tự tin vào khả năng của bản thân
  • Ten Hag phải giảm lương mạnh nếu ở lại Man United
  • U23 Việt Nam sẽ lột xác; U23 Indonesia như bắt được vàng
  • Chelsea trở về thời kỳ đồ đá
  • U23 Việt Nam đã tìm ra chuyên gia xâm nhập vòng cấm
  • CAHN lên kế hoạch đọ tài với đội hình huyền thoại Brazil
  • HLV Hàn Quốc phá vỡ im lặng về kình địch của U23 Việt Nam
  • Hạ đẹp Man City, bầy trẻ Quỷ đỏ lên đỉnh nước Anh
  • Ngã ngũ Leicester City
  • Giám đốc Real bất ngờ nhắc tên Klopp
  • HLV Girona: "Trụ hạng còn khó hơn giành vé dự Champions League"
  • Ten Hag tạo nên điều vô giá ở M.U
  • Arteta: "Hy vọng cậu ấy sẽ sớm trở lại đội hình"
  • U23 Việt Nam thua trận "có tính toán"?
  • Arteta nói thẳng về trình độ của Chelsea
  • Barca quan tâm sao trẻ Chelsea
  • Jason Wilcox có thể đã phạm sai lầm đầu tiên ở Man Utd
  • Cầu thủ tốt nhất và tệ nhất Chelsea trong trận thua thảm Arsenal
  • Ferdinand: “Chelsea giống như những đứa trẻ trước Arsenal”
  • Bị Uzbekistan hạ gục, HLV Hoàng Anh Tuấn lên tiếng về tội đồ U23 Việt Nam
  • Ferdinand khâm phục trước Arteta
  • "Đối với tôi, bàn thắng của Lamine Yamal trong trận El Clasico là hợp lệ"
  • Xếp hạng 10 cầu thủ rê bóng giỏi nhất thế giới hiện nay
  • NÓNG! Cựu sao Arsenal và Chelsea cập bến MLS
  • Vợ Thiago Silva xấu hổ vì Chelsea sau trận thua thảm
  • Không cần chi tiền, Real tìm thấy phương án thay thế Nacho
  • Araujo sẵn sàng rời Barca
  • Những cơ hội cuối cùng của Ten Hag tại Man United
  • Gallagher: "Chúng tôi không thể bào chữa hay đổ lỗi cho bất cứ điều gì"
  • Gravenberch ra quyết định với Liverpool
  • Arsenal quan tâm Silva, Man City lập tức trả lời
  • Shearer nêu thương vụ sẽ sớm được Sir Jim Ratcliffe mang về M.U
  • Hé lộ thủ lĩnh mới của U23 Việt Nam
  • Palmer đã cho Pochettino sáng mắt ra
  • 3 điều Ten Hag nói đúng, 3 điều sai hậu chiến thắng Coventry
  • Dấu ấn chiến thuật của các đời huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam

    22:26 Thứ tư 28/10/2015

    (BongDa.com.vn) - Mỗi HLV đội tuyển Việt Nam có cách bố trí đội hình khác nhau, sao cho phù hợp với những con người họ có trong tay.

    (BongDa.com.vn) – Bóng đá Việt Nam hội nhập với thế giới đã hơn 20 năm nay, trải qua nhiều đời huấn luyện viên nội cũng như ngoại. Mỗi huấn luyện viên có cách bố trí đội hình khác nhau, sao cho phù hợp với những con người họ có trong tay, hoặc đơn giản hơn đó là sơ đồ tủ của họ, huấn luyện viên chỉ phát huy hết tài năng với sơ đồ chiến thuật quen thuộc đó.

    Dấu ấn chiến thuật của các đời huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam
    HLV Alfred Riedl với đội hình 5-3-2 từng thắng đậm Thái Lan 3-0 ở Tiger Cup 1998. Ảnh: Internet.

    Tuy không phải huấn luyện viên ngoại đầu tiên nhưng Karl-Heinz Weigang chính là huấn luyện viên tạo được dấu ấn chiến thuật lớn đầu tiên trong thời kì bóng đá nước nhà hội nhập.

    Là người Đức rất tôn trọng yếu tố kỉ luật, Karl-Heinz Weigang đã gò đội tuyển Việt Nam thời đó gồm rất nhiều tài năng trẻ vào sơ đồ 5-3-2 cực kì phổ biến mà các đội bóng tại giải vô địch quốc gia Việt Nam đang áp dụng. Yếu tố phòng ngự được đặt lên hàng đầu với 3 trung vệ: 1 người đá thòng và 2 người chơi dập. Ở 2 bên cánh là Trần Công Minh và Lê Đức Anh Tuấn đều công thủ toàn diện. Hàng tiền vệ chơi giăng ngang với Hoàng Bửu, Hữu Đang và Hồng Sơn chơi nhô cao hỗ trợ cho Huỳnh Đức, Minh Chiến hoặc Huỳnh Quốc Cường.

    Sơ đồ này đã đi cùng với đội tuyển Việt Nam nhiều năm, trải qua các thời huấn luyện viên Trần Duy Long, Colin Murphy cho đến khi huấn luyện viên người Áo Alfred Riedl đến.

    Cựu tiền đạo của tuyển quốc gia Áo, chiếc giầy đồng châu Âu năm 1975 Alfred Riedl tuyên bố sẽ áp dụng sơ đồ 4-4-2 hiện đại vào đội tuyển Việt Nam khi vừa nhậm chức. Tuy nhiên sơ đồ này chỉ được áp dụng trong các trận giao hữu và trận ra quân gặp Lào ở Tiger Cup 1998 trước khi quay trở lại sơ đồ 5-3-2 quen thuộc.

    Với sơ đồ này thì tiền vệ trẻ Văn Sỹ của Nam Định phải nhường chỗ cho 1 trung vệ để hàng tiền vệ trở lại là bộ ba của câu lạc bộ Quân Đội: Hồng Sơn, Việt Hoàng và Quang Hà. Với sự quen thuộc của sơ đồ 5-3-2 mà đội tuyển của chúng ta đã đè bẹp Thái Lan 3-0 trong trận cầu không thể quên tại Hàng Đẫy.

    Ở giải vô địch quốc gia lúc đó, chưa đội nào áp dụng nhuần nhuyễn sơ đồ 4-4-2 cho nên nhà cầm quân người Áo đã không bảo thủ quan điểm lúc mới đến Việt Nam mà linh hoạt cho đội đá sơ đồ 5-3-2. Dấu ấn của sơ đồ này còn đi cùng với chúng ta tại các giải đấu lớn khác, mà đỉnh cao là tại SEA Games 20 năm 1999 với thành tích không thủng lưới bàn nào cho đến trước khi gặp Thái Lan ở chung kết.

    Bóng đá Việt Nam chuyển mình lên chuyên nghiệp và các đời huấn luyện ngoại tiếp theo không còn áp dụng sơ đồ 5-3-2 được cho là cổ hủ nữa. Người đầu tiên áp dụng sơ đồ 4-4-2 tại tuyển Việt Nam là ông thầy người Brazin Dido.

    Lối chơi của đội tuyển Việt Nam lúc đó phóng khoáng hơn khi nhà cầm quân này áp dụng dụng đặc sản của của các đội bóng Brazin là sơ đồ 4-2-2-2, biến thể của 4-4-2 truyền thống. Hai tiền vệ cánh chơi nhô cao là Thạch Bảo Khanh và Hữu Thắng (trước khi anh trở thành tiền vệ trung tâm hàng đầu thì anh đá cánh tại Sea Games 2001) cùng với hai tiền vệ trung tâm càn quyét khu vực giữa sân. Tuy nhiên kết quả là đội tuyển U23 Việt Nam thảm bại, lần đầu tiên không vượt qua được vòng bảng một giải đấu khu vực kể từ năm 1995.

    Trong lần trở lại Việt Nam lần thứ hai sau một thời gian làm huấn luyện viên tại vùng Vịnh, nhà cầm quân người Áo Alfred Riedl đã áp dụng sơ đồ 4-4-2 truyền thống chứ không phải biến thể như của Dido.

    Dấu ấn chiến thuật của các đời huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam
    Thế hệ Văn Quyến cùng đội hình 4-4-2 từng làm nên lịch sử với chiến thắng 1-0 trước Hàn Quốc ngay trên sân khách. Ảnh: Internet.

    Với thế hệ vàng thứ hai gồm Văn Quyến, Thanh Bình, Tài Em, Quốc Vượng, Minh Phương,… đội tuyển Việt Nam đã đặt được những thành tích ấn tượng tại châu lục (đánh bại Hàn Quốc 1-0) và đạt huy chương bạc đầy nuối tiếc tại SEA Games 22 trên sân nhà. Dấu ấn chiến thuật rõ nét nhất của nhà cầm quân người Áo chính là những pha đánh biên nhuần nhuyễn kết hợp những pha căng ngang ở tầm thấp phù hợp với con người Việt Nam dần trở thành thương hiệu lúc bấy giờ.

    Cách tân lớn nhất của bóng đá Việt Nam chính là tái bổ nhiệm huấn luyện viên Edson Tavares. Trong lần trở lại này, nhà cầm quân Brazin đã mang đến chiến thuật đang rất thịnh hành tại châu Âu lúc bấy giờ, một lối chơi pressing liên tục và kiểm soát trận đấu 4-3-3.

    Đội tuyển Việt Nam khi đó là sự kết hợp của kinh nghiệm Huỳnh Đức, độ chín của Thạch Bảo Khanh, cùng với sức trẻ của Công Vinh trong sơ đồ 3 tiền đạo. Tuy nhiên sau những trận giao hữu thành công thì đội tuyển Việt Nam lại nhận kết quả thảm bại tại Tiger Cup sau trận thua muối mặt 3-0 trước Indonesia.

    Sau gần 3 năm tái hợp với Alfred Riedl lần thứ 3, trải qua rất nhiều cảm xúc thăng hoa từ lọt vào vòng loại thứ 3 Olympic, tứ kết Asian Cup cho đến thất bại tại SEA Games 22, bóng đá Việt Nam chuyển sang trường phái mới: thực dụng của Henrique Calisto.

    Nhà cầm quân người Bồ thật sự là bậc thầy về chiến thuật bởi sự đa dạng trong cách sắp xếp đội hình, con người cũng như bố trí chiến thuật. Từ 4-4-2 cho đến 4-1-4-1 mang lại chiếc huy chương vàng lịch sử cho bóng đá Việt Nam tại AFF Cup 2008.

    Huấn luyện viên người Bồ ra đi, bóng đá Việt Nam tìm đến huấn luyện viên Falko Goetz với hi vọng cách làm bóng đá khoa học của người Đức sẽ đem lại thành công. Tuy nhiên ông không để lại bất kì một dấu ấn nào sau nửa năm dẫn dắt tuyển Việt Nam trước khi nhường chỗ cho Phan Thanh Hùng trong hi vọng người học trò xuất sắc của Henrique Calisto sẽ đem lại thành công cho bóng đá Việt Nam như cách làm bóng đá dùng huấn luyện viên nội của người Mã.

    Nhìn đội tuyển Nhật đá ngang ngửa với các đội tuyển hàng đầu thế giới, cùng với sự hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, bóng đá Việt Nam tiếp tục cuộc phưu lưu với một huấn luyện viên đến từ đất nước mặt trời mọc. Dấu ấn chiến thuật lớn nhất trong những ngày ra mắt của ông Miura là chiến thắng 4-1 trước U23 Iran bằng chiến thuật khá lạ lẫm 3-6-1 với môt hàng tiền vệ dày đặc và một lối chơi phòng ngự phản công nhanh cực kỳ khoa học.

    Dấu ấn chiến thuật của các đời huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam
    HLV Toshiya Miura thường khiến đối thủ bất ngờ về cách sắp xếp đội hình. Ảnh: Quang Thắng.

    Tiếp đó là sự đa dạng trong cách áp dụng chiến thuật trong hơn 1 năm qua từ 4-4-2 cho đến 3-4-1-2 trong trận thảm bại 3-0 trước Thái Lan. Tuy có lúc thăng hoa, lúc chơi nhạt nhòa nhưng không thể phủ nhận huấn luyện viên người Nhật là người có cách tiếp cận trận đấu khá đa dạng, khó đoán cho các đối thủ của ông.

    Chiến thuật bóng đá trên thế giới đang dần trở nên bão hòa bởi các phong cách phổ biến là 4-4-2, 4-2-3-1, 4-3-3 hay quay lại phong cách cổ điển 3-5-2 của người Ý. Đội tuyển Việt Nam có thể sẽ không gắn bó với huấn luyện viên người Nhật lâu nữa nhưng chúng ta cần phải xây dựng một lối chơi có bản sắc, mà bản sắc đến từ chính những con người đang thi đấu ở V-league.

    Không thể ép một đội bóng gồm toàn những cầu thủ quen chém đinh chặt sắt thi đấu theo phong cách hoa mỹ đẹp đẽ được. Cần phải thay đổi tư duy chiến thuật từ các cầu thủ trẻ, các câu lạc bộ phải xây dựng bản sắc lối chơi rõ ràng chứ không phải đổ lỗi cho huấn luyện viên trưởng. Họ không thể nấu lên một bữa cơm ngon cho tất cả mọi người thưởng thức với những nguồn nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn.

    (Bạn đọc: Tú Hoa Cải)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    Thể thao Việt Nam
    TỪ KHÓA
    Chia sẻ

    Loading...