MỚI NHẤT :
  • Hụt Osimhen, Chelsea chuyển hướng sang mục tiêu Man United
  • Arne Slot phá vỡ im lặng về tin đồn thay Jurgen Klopp
  • Simon Jordan: Đã đến lúc Liverpool bán Salah
  • "Mọi thứ cậu ấy làm cho M.U gần đây đều rất tuyệt vời"
  • Hojlund xứng đáng được hỗ trợ nhiều hơn
  • Các sao mai thúc đẩy Ten Hag tống tiễn cừu đen
  • Thủ quân Arsenal và 7 cầu thủ trẻ Ancelotti cho ra mắt Real
  • Tiểu sử Jude Bellingham (Kỳ cuối): Thần tượng mới tại Real Madrid
  • Những đội nào sẽ xuất hiện ở Champions League mùa tới?
  • Quang Hải khâu váy cho vợ, Văn Khang nói thẳng ưu thế rõ ràng của U23 Iraq
  • Người hâm mộ La Liga nên bớt 'tiêu chuẩn kép'
  • Real nên sử dụng đội hình nào trong chuyến làm khách của Sociedad?
  • Sợ như trận thua Thái Lan, U23 Iraq cẩn trọng trước Việt Nam
  • "Tròn mắt" trước vẻ đẹp của siêu mẫu dẫn Champions League
  • HLV Hoàng Anh Tuấn: 'Hy vọng trận ngày mai, lịch sử sẽ thay đổi'
  • Rangnick có thể trở lại ám ảnh Man Utd ở 2 thương vụ
  • Toni Kroos: "Real đã có thể đánh bại Barca 4-0"
  • 5 cầu thủ Arsenal tiến bộ nhất mùa bóng 2023/24
  • Emery đã tạo nên cuộc cách mạng ở Villa Park
  • Xavi Hernandez: 'Giả mạo, hoàn toàn bịa đặt'
  • Xác nhận! Thua tan tác, BLĐ Chelsea chốt tương lai Pochettino
  • Murphy chỉ ra điểm yếu của Bruno Guimaraes
  • Keane tranh cãi nảy lửa về Bruno Fernandes
  • Spurs lại đến Serie A tuyển binh
  • "Saliba và Gabriel là bộ đôi trung vệ xuất sắc nhất Premier League"
  • Man Utd tống khứ 12 cái tên, gây sốc với Rashford
  • Siêu kế hoạch La Liga tại Mỹ
  • Diễn biến thương vụ Man Utd - Jeremie Frimpong
  • Rất nhanh, BLĐ Chelsea có quyết định về việc sa thải Pochettino
  • 5 điểm đến tiềm năng của Florian Wirtz nếu rời Leverkusen
  • Kế hoạch chuyển nhượng đổ vỡ của Chelsea
  • Sự trở lại của Thomas Partey thực sự cần thiết cho Arsenal
  • Julian Alvarez dè chừng Brighton & Hove Albion
  • Đàm phán thần tốc, Liverpool chuẩn bị có HLV thay Klopp
  • Các cầu thủ Chelsea không muốn Mauricio Pochettino bị sa thải
  • HLV Giustozzi Diego Raul: Việt Nam vẫn còn cơ hội dự World Cup
  • 3 cơ sở để tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm nên bất ngờ trước U23 Iraq
  • Virgil Van Dijk đưa ra nhận định về người sắp kế nhiệm Jurgen Klopp
  • Chuyển nhượng 25/04: Diễn biến vụ Toney, M.U lộ diện chữ ký đầu tiên; Man City làm loạn TTCN với 200 triệu bảng
  • Liverpool sa sút, Jurgen Klopp đổ lỗi cho Manchester United
  • "Chuyện gì xảy ra nếu 22 cầu thủ đồng loạt lao vào quả bóng?"

    10:24 Thứ hai 20/02/2017 | 2

    BongDa.com.vn Tôi còn nhớ như in "những trận cầu đinh" hồi Tiểu học, cái thời mà cả tôi và chúng bạn đồng loạt lao vào quả bóng vì không hề biết mô tê gì về chiến thuật, chạy chỗ, hay kèm người...Nhưng! Không hiểu sao sau khi xem các trận đấu chuyên nghiệp ngày nay, những cảm xúc thời bé đó lại ùa về với tôi trong những kỷ niệm khó quên.

    Nếu nói tất cả đám trẻ chúng tôi đồng loạt lao vào bóng thì hơi quá. Vì từ thời tiểu học, chúng tôi đã ý thức được việc thủ môn phải túc trực trong khung thành. Dẫu sao, cũng không thể trách được khi "tuyến trên" không thể ghi bàn, người bạn thủ môn của chúng tôi năm nào liền lao lên tham gia tấn công do không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Kết quả là chúng tôi bị dính đòn hồi mã thương của đội lớp kế bên dẫn đến thua trận. 

    Có lẽ tôi đã đi hơi xa. Nhưng trong bóng đá chuyên nghiệp, thủ môn cũng thường băng lên trong những quả phạt góc ở những phút 90+, khi đội bóng của họ đang bị dẫn trước. Đó có lẽ là thời khắc duy nhất, khán giả có thể chứng kiến cảnh 22 cầu thủ chực chờ lao vào bóng trước khung thành. Còn chuyện 22 cầu thủ cùng lúc lao vào quả bóng ở giữa sân ư? Chắc điều đó là không thể.

     Lý do Liverpool muốn có bằng được Firmino: Đó là vì muốn sở hữu khả năng chạy "như ngựa" của anh. 

    Lớn lên, tôi cũng tin rằng điều đó chỉ xuất hiện trong thế giới "bóng đá tiểu học" bọn tôi. Lần đầu xem Ngoại hạng Anh, Serie A, hay World Cup, điều đã khiến tôi ngạc nhiên nhất là các cầu thủ không chạy theo trái bóng. Mỗi người đều án ngữ 1 vị trí rõ ràng, mất bóng thì lùi về, có bóng thì dâng lên nhịp nhàng như 1 khúc nhạc có vần điệu.

    Khi tôi hỏi ba: "Ba à! Tại sao mấy chú cầu thủ không đuổi theo bóng cho nhanh mà cứ đợi bên kia tấn công hoài vậy?" Ba tôi suy nghĩ 1 lúc thì trả lời: "Chắc họ muốn phân phối sức cho đều chứ sân to như vậy sức đâu mà đuổi con." Tôi ngẫm nghĩ 1 lúc mà vẫn chưa phục. Lúc còn nhỏ, tôi không hiểu sao mình có thể đuổi theo trái bóng hàng giờ mà không mệt, còn khi lớn lên mọi thứ lại thay đổi chóng vánh.

     Báo giới vẫn đánh giá Messi đã thi đấu thành công trong trận gặp Arsenal mùa trước, dù anh chỉ chạy hơn 8 km. Và hiện nay, còn ai nhận ra anh?

    Đó là lần đầu tôi bước chân lên thảm cỏ sân dành cho 11 người hồi cấp Trung học Cơ sở, trong 1 trận đá giải ở quận. Điều đầu tiên tôi cảm nhận chỉ là 1 chữ "ngộp". Tôi chơi hậu vệ cánh và đã không thể nhìn thấy cậu tiền đạo bên mình đâu cả. Những gì tôi thấy phía trước là hàng tá người với 2 màu áo khác biệt. Thậm chí, khi đối phương có bóng, tôi cũng không hề biết mà phải đợi khi họ dẫn bóng đến trước mặt mình thì mọi thứ đã muộn. 

    Đó cũng là lúc tôi tin 100% những gì ba tôi nói là đúng. Sau này khi đá bóng, tôi là mẫu người thích phối hợp, thích lùi về sâu để nhận bóng và phân phối, tôi thích tái hiện những đường chuyền của các tiền vệ đẳng cấp thế giới. Có lúc được lúc không, nhưng tôi luôn tin tưởng rằng những đường chuyền là giải pháp duy nhất trong bóng đá. Khi mất bóng, điều duy nhất chúng ta có thể làm là đợi đối phương sơ hở trong khi tấn công để giành lại bóng và tổ chức những đường "hồi mã thương" thật nhanh.

    Mãi đến những năm gần đây, niềm tin đó lại lung lay khi tôi chứng kiến quá nhiều những màn pressing áp đảo mà các đội bóng dành tặng cho nhau mỗi khi gặp mặt. 

    Bóng đá ngày nay khiến tôi nhớ đến thời tiểu học của mình. Ngày đó, tất cả chúng tôi lao vào bóng, cát bụi mịt mù đến nỗi không thể nhìn thấy gì dưới chân mình. Đến lúc tản ra xem bóng đâu thì đã thấy quả bóng nhựa xì gần hết hơi, bẹp dí dưới gót đôi giày ba-ta huyền thoại. Và trận đấu cũng kết thúc tại đó. Đó cũng là lý do sau này lớn lên tôi bỏ bê việc tập thể lực, chỉ tập chuyền và học di chuyển hợp lý bằng cách xem các cầu thủ nổi tiếng trên tivi.

    Tôi nhận ra rằng nếu tất cả cầu thủ đồng loạt lao vào quả bóng, thì quả bóng không thể đi đâu cả! Nó chỉ có thể đứng nguyên tại vị trí đó, vì tất cả mọi lối thoát đã bị các cầu thủ bịt kín. Và bóng đá chuyên nghiệp cũng không thể làm vậy. Đẳng cấp mà cầu thủ chuyên nghiệp phải có là tốc độ trong suy nghĩ. Họ phải luân chuyển trái bóng trong khi đối phương liên tục pressing. Nên sẽ không có chuyện tất cả cầu thủ đều lao vào quả bóng. Như thế thì bóng đá loạn mất rồi.

    Vậy nhưng thời thế cũng thay đổi. Chúng ta có thể thấy mẫu tiền vệ phân phối bóng, ít chạy ngày càng hiếm gặp, nếu không muốn nói là sắp tuyệt chủng. Lối chơi pressing khiến đối phương cũng phải chạy nhiều hơn để có khoảng trống, và 1 đội chơi pressing nhiều bao nhiêu thì đội kia cũng sẽ chạy nhiều bấy nhiêu. Do đối phương thời tiểu học của tôi chạy quá ít, chúng tôi cũng chạy quá ít, đó là nguyên do dẫn đến hiện tượng "22 cầu thủ đồng loạt lao vào bóng" mà tôi đã đề cập ở đầu bài. 

     Có 1 sự liên quan không hề nhẹ giữa quãng đường di chuyển của Hary Kane và thành tích của anh. Khi anh chạy khoảng 12 km thì có bàn thắng đầu tiên. Và sau đó tịt ngòi do chạy ít hơn.

    Chạy ít thì không thể có hướng chuyền, pressing càng nhiều thì đối phương phải chạy nhiều hơn. Đó là quy luật của bóng đá hiện đại. Đó cũng là lý do yếu tố sức mạnh vật lý và thể lực của cầu thủ ngày nay càng được coi trọng. Họ phải khỏe để chịu đựng sức ép của pressing, khỏe để di chuyển và tạo ra hướng chuyền.

     Và Rooney cũng vậy.

    Tốc độ suy nghĩ của cầu thủ cũng ngày càng phát triển không ngừng, vì đối phương không pressing hổ lốn như đám trẻ bọn tôi ngày nào. Họ làm việc đó có tổ chức, người này áp sát thì người kia cắt hướng chuyền. Khi mọi hướng chuyền đã bị cắt thì chỉ có 3 lựa chọn sau: giữ bóng, chuyền dài, hoặc chuyền về cho thủ môn. Và dù lựa chọn phương án nào thì cũng cần 1 tốc độ suy nghĩ siêu việt.

    Tiền vệ ngày nay phải nhìn ra hướng chuyền trong tích tắc, nếu không sẽ mất bóng, trừ phi anh ta có con mắt sau lưng như Xavi hay Iniesta. Chính 2 huyền thoại của Barca cũng chạy rất nhiều. Không ai lấy được bóng trong chân của 2 anh vì họ có không gian và thời gian để nghĩ, họ đã chọn được vị trí trống trải trước khi nhận bóng. Xavi có thể ung dung dưỡng già ở Trung Đông vì anh không phải chịu sức ép pressing như ở châu Âu, còn Iniesta ngày càng hụt hơi ở Lục Địa Già do không còn có thể di chuyển nhiều như trước.

    Và cuộc đua thể hình thể lực của các đội bóng đồng thời thách thức giới hạn sức mạnh của loài người. Các thống kê cho thấy, quãng đường di chuyển trung bình của cầu thủ trong quá khứ được 10 km/trận đã ghê gớm, nhưng nay 11km/trận đã là chuyện bình thường. Nếu ít năm nữa thủ môn cũng phải biết pressing thì tôi cho đó là chuyện bình thường.

     Liverpool kể từ khi Klopp tiếp quả đã chạy trung bình 116 km, đứng đầu giải Ngoại hạng.

    Cuộc tranh luận giữa kỹ thuật và thể lực, cái nào quan trọng hơn sẽ không có hồi kết. Vẫn có lý lẽ khi cho rằng "nếu kỹ thuật của tôi ngang với Xavi, thì tôi không sợ bất kỳ sự áp sát nào hết". Nhưng lời khuyên nhỏ của tôi dành cho các bạn trẻ muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp là: "Hãy tập thể lực và chạy nhiều lên, càng nhiều càng tốt. Vì nếu 22 cầu thủ trên sân đồng loạt lao vào bóng, thì nghĩa là bóng đá đã chết rồi, không còn nghề cầu thủ cho các bạn theo đuổi nữa đâu!" 

    Video: "Biệt đội săn bóng" của Hà Lan Bay năm 1974

    Túc Cầu - Thể Thao Việt Nam | 09:46 20/02/2017
    Chia sẻ

    Loading...