MỚI NHẤT :
  • Atletico tính mua hậu vệ Leverkusen
  • Ten Hag tha thứ cho hành động nông nổi của Garnacho
  • Jurgen Klopp tin Liverpool có thể vô địch Ngoại hạng Anh với 1 điều kiện
  • Man United nhắm hậu vệ đẳng cấp
  • Ngôi sao Ajax muốn đến Arsenal
  • Xavi không lo thất nghiệp
  • FA Cup là cơ hội để Man City vực dậy sau nỗi đau Champions League
  • PSG tính phá bĩnh Barca
  • Man City sẽ nổi cơn thịnh nộ với Chelsea
  • Tranh cãi về trọng tài ở trận đấu Cagliari - Juventus
  • Mauricio Pochettino: Cole Palmer vẫn còn kém xa so với mong đợi
  • U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Đối thủ ưa thích
  • Mất Zidane sẽ là bước lùi với Man Utd
  • Mikel Arteta: Lỗi của tôi
  • Pep Guardiola không muốn Cole Palmer rời Manchester City
  • Arteta: "Họ thường xuyên bị đối thủ nhắm đến"
  • Mikel Arteta chỉ ra động lực để Arsenal đánh bại Wolves
  • Arteta: ''Ngay cả khi bạn giỏi hơn, bạn cũng không thể giành chiến thắng''
  • Mất điểm trước Cagliari, Allegri đổ lỗi mặt sân
  • Erik ten Hag bất ngờ khen ngợi Jadon Sancho
  • Bayern Munich tăm tia tiền vệ 70 triệu euro của Barca
  • Hút chết trước Cagliari, Juventus ngày càng xa rời top 2
  • NÓNG! Real Madrid chia tay đội trưởng
  • Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Malaysia: 3 sự thay đổi; Vĩ Hào lĩnh xướng hàng công
  • "Koeman nói tôi làm ô nhiễm Barca"
  • "Tôi ước Mainoo chuyển đến Man City"
  • CHÍNH THỨC! Man Utd có sự thay đổi lớn
  • Arsene Wenger bất ngờ trước chiến thuật của Arteta
  • Đội hình Man United lần cuối đụng độ Coventry
  • Chuyện gì đang xảy ra với Rasmus Hojlund?
  • "Tôi chỉ lưỡng lự một lần khi rời Real để đến Man Utd"
  • Bayern quay cuồng trong sự hỗn loạn
  • Man Utd, tuyển Pháp và quyết định của Zidane
  • 5 hảo thủ từng gây bão châu Âu đang thi đấu tại Nhật Bản
  • Carragher: “Arsenal đang trở thành Tottenham của Pochettino”
  • Real lộ ảnh công trình cực chất, Bernabeu được giấu dưới lòng đất
  • Thua liền 2 trận, U23 Trung Quốc chính thức bị loại
  • Man United đón cú hích lớn từ Zidane?
  • Barca ấn định ngày trở lại Nou Camp
  • Pochettino lại phản ứng về drama penalty
  • Chelsea và Sarri-ball: Cái khó bó cái khôn hay cơn giãy chết được báo trước?

    18:54 Thứ hai 21/01/2019 | 1

    BongDa.com.vn Những ngày đầu Maurizio Sarri đến với Premier League, Chelsea đã lột xác với cái gọi là “Sarri-ball”. Khi ấy có không ít người ví cựu HLV của Napoli như kẻ cách mạng kiểu Pep Guardiola hay Jurgen Klopp đang làm. Tuy nhiên trong cơn hưng phấn người ta vẫn nhận ra được những điểm yếu trong lối chơi của đội bóng thành Luân Đôn. Chẳng rõ Sarri có hiểu hay không để rồi giờ đây ông đang đau đớn nhìn đứa con tinh thần của mình có dấu hiệu chết non nơi đất khách quê người.

    Người xem bóng đá Anh không quá quen với việc một đội bóng chuyền liên tục. Có lẽ từ khi Pep Guardiola đến với Man City thì người ta mới dần tiếp nhận món ăn mới mẻ này. Và khi Chelsea cũng chơi thứ bóng đá được luân chuyển liên hồi, thậm chí có trận Jorginho  - người được mua về từ Napoli chuyền hơn trăm lần hay những hậu vệ như David Luiz cũng thành vua chuyền bóng tại Ngoại hạng Anh thì người ta bắt đầu trầm trồ cho cuộc cách mạng mới tại Stamford Bridge với Sarri-ball.

     - Bóng Đá

     Sarri-ball hoàn toàn phá sản trước Arsenal ở vòng 22 Premier League.

    Nhưng nhìn Chelsea vận hành Sarri-ball dù khá trơn tru và liên tiếp có những chiến thắng thì người ta không khỏi lo ngại cho đội bóng của ông Sarri khi mà người ghi bàn chính là Eden Hazard chứ không phải hai ngôi sao trên hàng công Olivier Giroud hay Alvaro Morata. Hay việc Jorginho chuyền nhiều nhưng lại thiếu những pha kiến tạo như các tiền vệ hàng đầu khác… Tuy nhiên khi Chelsea đang tạo sự mới mẻ với món ăn mang tên Sarri-ball thì ông Sarri như quên (hoặc cố ý không nhận ra) những điểm yếu của mình.

    Để rồi sau đó Tottenham cùng vài đội bóng nhỏ khác và gần đây nhất là Arsenal phá nát Sarri-ball thì những nhận định về “lỗ hỏng” của cách chơi này càng có dịp khẳng định thêm quan điểm của mình. Những đối thủ sau thời gian choáng ngộp trước Sarri-ball dần tìm ra cách hoá giải một cách đầy hiệu quả và không khó đoán: Bắt chết vua chuyền bóng Jorginho và chia cắt Hazard với phần còn lại. Hậu quả là Sarri-ball chỉ biết chuyền qua chuyền lại chứ chẳng thể thực hiện được phương án dự phòng nào. Nên hiểu rằng các đội bóng Anh thường lấy tốc độ và thể lực làm điểm mạnh nên không khó hoá giải những lối chơi chuyền quá nhiều.

    Thực ra đây không phải là lần đầu tiên bóng đá Anh chứng kiến một lối chơi lạ đối mặt với nguy cơ sớm bị lụi tàn. Những Jurgen Klopp, Antonio Conte hay ngay cả Pep Guardiola cũng từng thất bại cay đắng khi vội vàng áp dụng tiki–taka cho Man City mà không có sự điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng sau đó ai cũng biết Conte thành công cùng Chelsea với lối đá cách tân ba hậu vệ còn Pep cũng xây dựng thành công một Man City đầy mới mẻ nhưng không kém phần hiệu quả. Và Liverpool của Klopp dù chưa gặt hái quả ngọt nhưng càng ngày càng thấm nhuần triết lý bóng đá của ông và tạo nên một thương hiệu đầy sức hút.

    Trái lại Maurizio Sarri chưa cho thấy ông đã nhận ra và có cách trị bệnh cho Chelsea. Thay vào đó những việc làm và cách phản ứng của chiến lược gia này cho thấy ông đang rất rối và dần đánh mất sự khôn ngoan của mình.

    Đó là khi ông cho Hazard đá tiền đạo ảo thường xuyên. Điều này cũng dễ hiểu vì với hai chân gỗ Giroud và Morata thì ai có thể tin tưởng được? Tuy nhiên có một điều khó hiểu là tại sao Chelsea gọi lại Michy Batshuayi – một tiền đạo được đánh giá khá cao – rồi đem cho mượn? Trong khi ấy cả thế giới đều biết N’Golo Kante là tiền vệ phòng ngự xuất chúng nhưng Sarri cứ bắt anh này đá tiền vệ công. Và Sarri tiếp tục khuyến khích Jorginho làm vua chuyền bóng nhưng không hề biết kiến tạo. Đỉnh cao của sự khó hiểu chắc là trong trận gặp Tottenham khi ông để vua đánh đầu Giroud bên ngoài mà cho cả đội chơi tạt cánh đánh đầu với đối tượng mà ông nhắm đến là Kante với chiều cao nấm lùn. Thử hỏi với cách đá kỳ lạ đến khó hiểu như vậy thì chả trách Chelsea bị Arsenal cho phơi áo.

     - Bóng Đá

     Sau quãng thời gian đầu thăng hoa, Sarri-ball bắt đầu để lộ nhược điểm và bị các đối thủ hóa giải.

    Đáng nói sau trận thua này, Sarri đã công khai chỉ trích học trò mà quên rằng chính mình đã đặt họ ở những vị trí không đúng. Nhưng dù các cầu thủ đúng hay sai thì một chiến lược gia phải là người đứng ra chịu trách nhiệm, đó là sự khôn khéo.

    Nhìn những gì Sarri vừa thể hiện bất chợt người ta nhớ về… Jose Mourinho – người thích bắt Cesc Fabregas hay Paul Pogba phải thường xuyên tham gia phòng ngự trong khi họ là tiền vệ công hàng đầu thế giới để rồi sau mỗi trận thua là chỉ trích học trò. Cuối cùng thì ai cũng biết khi ông bị hai CLB Chelsea và Man United sa thải.

    Tình thế của Sarri có lẽ chưa bi đát như Jose Mourinho ngày trước nhưng dường như ông cũng đang mất dần đi sự khôn ngoan cần thiết của mình nhất là ở những hoàn cảnh khó khăn như hiện tại. Maurizio Sarri sẽ thành công như Conte, Pep Guardiola hay thất bại kiểu Mourinho năm cuối tại các đội bóng, tất cả phù thuộc vào ông sẽ làm gì với Sarri-ball và trong phòng thay đồ Chelsea trong thời gian tới.

    (Bạn đọc: Cát Tường)

    * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

    Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

    Trân trọng,

    Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

    | 18:10 21/01/2019
    Chia sẻ

    Loading...