MỚI NHẤT :
  • "Tôi đã sẵn sàng cống hiến hết mình cho Arsenal"
  • Alonso tuyên bố ở lại, Klopp ngay lập tức phản ứng
  • NÓNG! Alonso định đoạt tương lai trước truyền thông
  • Neville gạt Man United khỏi cuộc đua top 4 Premier League
  • Lộ trình nào đang chờ đón Endrick tại Real?
  • Cựu sao Porto ấn tượng 3 cầu thủ Việt Nam
  • 4 “vật tế thần” giúp Arsenal chiêu mộ tiền đạo trong mơ
  • Real Madrid xem như chốt được người thay thế Carvajal
  • Hùng Dũng nói thật về việc xuất ngoại
  • NÓNG! Man City mất hai trụ cột trước cuộc đấu với Arsenal
  • Bản lĩnh lớn của Arsenal
  • Đến Anfield là canh bạc đối với Xabi Alonso
  • Chuyển nhượng 29/03: Chốt giá Branthwaite, M.U gây sốc với sao Bayern; Arsenal sẵn sàng ký Haaland mới
  • Chelsea đối phó với khủng hoảng chấn thương
  • 3 lý do LAFC đem về Giroud
  • Neville nêu tên 3 HLV không phù hợp với Man United
  • HLV Kiatisuk dẫn dắt ĐT Việt Nam? Chuyên gia lên tiếng
  • Indonesia và Việt Nam, nhìn từ Ernando Ari và Quan Văn Chuẩn
  • Leverkusen sắp có bản hợp đồng mùa hè đầu tiên
  • Paul Merson dự đoán đại chiến Man City vs Arsenal
  • Der Klassiker năm nay vẫn rất đáng chờ đợi
  • Chi tiết chứng minh vì sao HLV Park dễ thành công hơn HLV Troussier ở Việt Nam
  • Ian Wright đấu khẩu với Roy Keane về cơ hội của Arsenal
  • Dù thế nào, Mikel Arteta vẫn sẽ là “ngọn đuốc dẫn đường” của Arsenal
  • NÓNG! Chốt hạ tương lai Xabi Alonso
  • Huyền thoại Arsenal khen ngợi Declan Rice
  • Romano xác nhận, Barca tiến sát thần đồng Brazil
  • Vì sao cả Chelsea và Liverpool đều muốn có huấn luyện viên Ruben Amorim?
  • Rice làm nóng cuộc đại chiến với Man City
  • Trả 36 triệu bảng, Man Utd muốn chốt nhanh thần đồng Argentina
  • Jack Grealish khen ngợi hai ngôi sao bên phía Arsenal
  • Người thắng kẻ thua của Barca sau loạt trận giao hữu vừa qua
  • Mauricio Pochettino nói rõ quan điểm về Raheem Sterling
  • Người thắng kẻ thua của Man United sau loạt trận quốc tế
  • Mục tiêu số 1 ngó lơ M.U, muốn gia nhập đại kình địch
  • Lộ diện người thay thế Todd Boehly
  • "Chúng tôi đã thắng tuyển Việt Nam quá dễ dàng"
  • Manchester United đã biết giá của Jarrad Branthwaite
  • Liverpool ra giá bán Arnold cho Real
  • Real Madrid ra quyết định với Vinicius Tobias
  • Bóng tối sau hào quang của cầu thủ châu Phi tại Việt Nam

    00:37 Thứ năm 12/04/2018

    Có thu nhập trung bình khoảng 150 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ cần thất nghiệp thời gian ngắn, những ngoại binh châu Phi sẽ nhanh chóng trắng tay, dễ sa vào con đường phạm pháp.

    Nguyễn Hằng Tcheuko Minh (tên gọi khác là Smith, Pen, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam) từng là cựu cầu thủ thi đấu tại V-League cho 3 CLB Kiên Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai. Tuy nhiên từ gần 3 năm nay, anh không còn xuất hiện trên sân cỏ cả nước.

    Mới đây, Pen đã trở thành nghi can trong vụ Lừa đảo tiền tỷ bị Công an thành phố Cần Thơ bắt giữ. Từng có cuộc sống sung túc, không ai nghĩ Pen có kết cục như thế. Nhưng với những người tiếp xúc, làm việc nhiều với các cầu thủ châu Phi, trường hợp “lên voi, xuống chó” của Pen không quá khó hiểu.

    Kiếm nhiều tiền và lách luật

    Pen cũng như nhiều cầu thủ châu Phi khác đến với bóng đá Việt Nam với hy vọng đổi đời. V-League là mảnh đất màu mỡ, giúp họ có thể kiếm ra khoản tiền lớn mà ở quê hương họ nằm mơ cũng không có được. Từ hơn 15 năm nay, hàng nghìn cầu thủ đến từ Cameroon, Senegal, Nigeria, Uganda,… đã thi đấu tại Việt Nam. Đa phần họ có thu nhập cao nhưng rất nhiều người lâm vào cảnh trắng tay khi rời mảnh đất hình chữ S.

     - Bóng Đá

     Nguyễn Hằng Tcheuko Minh từng đeo băng đội trưởng Đồng Nai, ghi bàn vào lưới HAGL ở cuối V.League 2015. Ảnh: Nguyễn Đăng.

    “Chính phủ các nước châu Phi thường yêu cầu các ngân hàng nắm thông tin tài khoản đối với những người ra nước ngoài lao động, trong đó có cầu thủ. Họ muốn xem thu nhập của những người này bao nhiêu. Khi thấy mức cao, họ yêu cầu cầu thủ làm các vấn đề an sinh xã hội, xây dựng trường học, trạm xá để giúp đỡ mọi người”, ông Nguyễn Minh Châu – nhà môi giới cầu thủ có chứng chỉ FIFA cho biết.

    Người đại diện này có 11 năm đưa các cầu thủ châu Phi sang Việt Nam này cho rằng những quy định này là khởi nguồn cho những hệ lụy không hay về sau. Để đảm bảo mức thu nhập không bị truy thu để làm cầu, đường hay xây trạm xá (có thể lên đến 40% lương hàng tháng), các ngoại binh châu Phi đều tìm cách… lách luật.

    Cách phổ biển của họ là chia nhỏ số tiền lương nhận được tại Việt Nam, gửi về nhiều số tài khoản ở quê hương cho cha mẹ, anh em ruột thịt hay bà con. Họ sẽ nhờ người thân giữ lại số tiền đó cho mình để sau này về quê có vốn làm ăn. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều bị người thân… cuỗm sạch.

    “Cựu tiền đạo Abass từng bỏ ra hàng nghìn USD để xây đường và trạm xá cho ngôi làng anh sinh sống ở Senegal. Có lần chân sút này gửi 5.000 USD nhờ anh trai giữ hộ, để có tiền sang Hungary đính hôn với bạn gái nhưng người này đã đi đánh bạc nên hết sạch. Phần lớn cầu thủ châu Phi đều bị thế, nên dù lương có cao, họ vẫn dễ trắng tay ngay sau khi thất nghiệp”, ông Châu tiết lộ.

     - Bóng Đá

     Ông Nguyễn Minh Châu (đeo kính) là người đã làm việc với cầu thủ châu Phi suốt 11 năm qua. Ảnh: NVCC.

    Abass thời đỉnh cao thi đấu cho Bình Dương, nhận mức lương không dưới 10.000 USD/tháng (hơn 220 triệu đồng). Tuy nhiên sau khi chấn thương nặng vì cú vào bóng của trung vệ Dương Thanh Hào, tiền đạo này cũng lâm vào cảnh khánh kiệt vì bản thân và người thân không biết giữ tiền. Sau khi chia tay Việt Nam, Abass phải vất vả nhờ người xin thị thực Mỹ vào làm cho một hãng sản xuất ôtô.

    Ông Châu cho rằng các ngoại binh châu Phi tại Việt Nam có mức lương trung bình từ 6.000 đến 7.000 USD/tháng, chưa kể lót tay. Đây là số tiền họ không thể kiếm được nếu ở lại quê hương. Việc kiếm tiền quá dễ khiến họ nghĩ rằng mình có thể giữ được thu nhập như thế năm này qua năm khác, nên tiêu xài rất hoang phí. Có lần một cầu thủ châu Phi vừa nhận xong tiền đã mua ngay cho mình 3 chiếc iPhone mới cóng. Họ không suy nghĩ thấu đáo để lo cho tương lai.

    Bế tắc sau khi thất nghiệp

    Ông Châu không lạ trường hợp của Pen vì vợ cựu cầu thủ này là đồng nghiệp của ông. Thời đỉnh cao, tiền vệ này từng nhận lương 6.000 đến 7.000 USD/tháng. Tuy nhiên, anh cũng không gặp may khi CLB Kiên Giang giải thể, bản thân anh bị xù khoản tiền chừng 1 tỷ đồng. Sau khi chia tay Đồng Nai, cựu cầu thủ này không có CLB nào để đầu quân.

    Theo ông Châu sau khi thất nghiệp và trắng tay, các ngoại binh châu Phi có cuộc sống bế tắc. Ông nói: “Nếu về quê hương, họ không có nghề nào để kiếm được nhiều tiền như tại Việt Nam. Còn ở lại, họ rất khó để cạnh tranh với các cầu thủ khác. Vì thế nhiều người sau khi giã từ sân cỏ đã chuyển sang buôn bán quần áo với thu nhập bấp bênh. Còn nếu không đủ bản lĩnh, rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội”.

    Người đại diện cầu thủ này tiết lộ với các ngoại binh châu Phi, rất dễ nhận biết họ thuộc nhóm có thu nhập cao hay thấp. Nếu kiếm được nhiều tiền, họ thường ở bên quận 7. Còn khi sa cơ, họ kết thân với những thanh niên châu Phi thất nghiệp, hư hỏng tụ tập ở các khu vực ở các đường Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, Bùi Viện (quận 1).

    Trước trường hợp của Pen, bóng đá Việt Nam cũng lùm xùm vụ việc một cầu thủ nhập tịch gốc Nigeria ruồng rẫy vợ con. V-League hiện tại, suất ngoại binh cũng không còn nhiều như trước nên là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, câu chuyện của Pen là lời cảnh tỉnh cho nhiều cầu thủ châu Phi trong việc kiếm tiền chính đáng và thật sự biết quý trọng công sức mà mình đã bỏ ra.

    Hoàng Tâm | 19:00 11/04/2018
    Chia sẻ

    Loading...